Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và các cấp độ bảo vệ môi trường
Nguy cơ môi trường bị huỷ hoại với những hậu quả nghiêm trọng của nó đã buộc các quốc gia chú ý hơn tới những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp kinh tế, xã hội, tổ chức được triển khai nhằm thực hiện việc bảo vệ có hiệu quả môi trường. Nhiều quốc gia đã thực hiện việc giảm hoặc miễn thuế đối vói kinh doanh ưồng rừng, miễn thuế đối với các chi phí đầu tư vào các biện pháp bảo vệ môi trường, áp dụng việc đánh giá tác động môi trường đôi với các dự án đầu tư, dự án sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân ttong nước. Nhiều trung tâm nghiên cứu môi trường được thành lập để nghiên cứu các tác động của môi trường và các biện pháp đối phó nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực mà sự trả thù của môi trường có thể mang lại. Những quyết định của Chính phủ về đóng cửa rừng, về việc khoảnh vùng các khu bảo tồn thiên nhiên, lập vườn quốc gia đã góp phần đáng kể trong việc ngăn cản sự huỷ hoại môi trường.
Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia và vì thế nó được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau.
- Cấp độ cá nhân: Môi trường có ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào. Vì vậy việc bảo vệ môi trường phải được coi là công việc của từng cá nhân. Mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định của pháp luật, các quy tắc của cộng đồng để giữ gìn môi trường sống. Việc phát huy hoạt động bảo vệ môi trường ở cấp độ cá nhân hiện nay cần được chú trọng. Quan niệm cho rằng bảo vệ môi trường là công việc của các cơ quan quản lí, các tổ chức bảo vệ môi trường đã dẫn đến sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với môi trường. Chính vì lí do này mà nhiều khu rừng nguyên sinh bị cháy, bị khai thác đến mức huỷ hoại bởi những cá nhân. Các hành động riêng lẽ của cá nhân có thể góp phần bảo vệ tốt môi trường và cũng có thể làm tổn hại đến môi trường. Giải pháp cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường ở cấp độ cá nhân nằm ở việc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường.
- Cấp độ cộng đồng: Cộng đồng là tập thể người có gắn kết với nhau bằng những yếu tố kinh tế, xã hội hoặc tổ chức, chính ttị. Tồn tại dưới bất cứ hình thức nào, gắn kết với nhau bằng những yếu tố nào, các cộng đồng đều phải quan tâm và bảo vệ môi trường vì lợi ích của chính mình. Ở cấp độ cộng đồng, các biện pháp giáo dục, các hành động tập thể cần được đặc biệt chú trọng. Vai trò của cộng đồng đối vói việc bảo vệ môi trường là vô cùng to lớn. Cộng đồng, nhất là cộng đồng làng, bản có mối liên hệ mật thiết với môi trường với nhiều lợi ích ràng buộc. Sự thống nhất và ràng buộc bởi lợi ích chung này là nền tảng quan trọng cho việc huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Nhiều cộng đồng đã đưa ra các quy tắc, các chương trình và biện pháp khác nhằm nhằm bảo vệ môi trường. Một trong những biện pháp pháp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường là sự phân phối công bằng các nguồn tài nguyên môi trường.
- Cấp độ địa phương, vùng: Do đậc điểm của môi trường, đặc biệt là các yếu tố môi trường như nước, không khí, việc bảo vệ môi trường sẽ trở nên có hiệu quả nếu được thực hiện ở phạm vi lớn hơn vói sự tham gia của nhiều cộng đồng hơn. Hiện nay, ở Việt Nam việc bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương được thực hiện theo nguyên tắc địa giới hành chính. Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ môi trường là cơ quan hành chính nhà nước địa phương.
- Cấp độ quốc gia: Việc bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc gia được thực hiện thông qua hoạt động quản lí thống nhất của Nhà nước trung ương. Nhà nước thông qua các công cụ và hình thức khác nhau để thực hiện việc bảo vệ môi trường, cấp độ quốc gia về bảo vệ môi trường được xem xét kĩ trong toàn bộ giáo trình này.
- Cấp độ quốc tế: Thế giới hiện nay đang chứng kiến những cố gắng lớn lao của nhân loại trong việc bảo vệ môi trường. Các tổ chức, các công ước quốc tế làn lượt ra đời để bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc tế. Phần này sẽ được xem xét kĩ hơn trong các chương XIV, XV của giáo trình này.