Axit
là một hợp chất hóa học mà trong thành phần phân tử của các chất đó đều có chứa 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit ( ví dụ - Cl, = SO4, - NO3 ).
Tính chất hóa học của axit:
- Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Axit tác dụng với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Chú ý:
Các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học (ví dụ: Cu; Ag; Au …) không tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) giải phóng H2.
Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng nói chung không giải phóng khí H2.
- Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
Ví dụ: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
- Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
- Axit tác dụng với một số muối tạo thành muối mới và axit mới.
Ví dụ: HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
Base là một loại chất hoá học có tính kiềm, có khả năng tạo ra ion hydroxide (OH-) trong dung dịch nước. ( vd NaOH , KOH ,....)
Tính chất hóa học của bazơ:
- Tác dụng với chất chỉ thị màu.
+ Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
+ Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ.
- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
- Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
- Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Ví dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 ↓
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Ví dụ: Cu(OH)2 -> CuO + H2O
Oxide là tên gọi của hợp chất được kết hợp bởi 2 nguyên tố hóa học, trong đó có một nguyên tố là oxy. Ví dụ: N2O5, CaO, CuO, Fe2O3, SO3, SO2, P2O5, CO2
1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Thí dụ:
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
b) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước
Thí dụ:
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Thí dụ:
CaO + CO2 → CaCO3
2. Oxit axit: oxit axit có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Thí dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.
Thí dụ:
CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
Những oxit khác như SO2, P2O5,…. Cũng có phản ứng tương tự.
c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.
Thí dụ:
CO2 + BaO → BaCO3
3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính.
Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…
Thí dụ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)
4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…