Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao cảnh đẹp Tây Hồ

Hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao cảnh đẹp Tây Hồ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
195
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài ca dao cảnh đẹp Tây Hồ đã khiến tôi cảm thấy thật sự ngưỡng mộ và yêu mến vẻ đẹp của nơi này. Tây Hồ - một hồ nước trong xanh, êm đềm, nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, mang trong mình một vẻ đẹp tuyệt vời và sự thanh bình mà không nơi nào khác có thể sánh được.

Khi đến Tây Hồ, tôi đã bị cuốn hút bởi khung cảnh tuyệt đẹp của hồ nước xanh biếc, được bao quanh bởi những hàng cây xanh mát. Cảnh sắc hài hoà, tươi mát của Tây Hồ đã tạo nên một không gian yên bình, tĩnh lặng, giúp tôi tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.

Ngoài ra, Tây Hồ còn có những ngôi đền cổ xưa, những ngôi chùa linh thiêng, tạo nên một không gian tâm linh đặc biệt. Điểm đặc biệt của Tây Hồ chính là đền Quán Thánh, nơi được coi là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Hà Nội. Đền Quán Thánh không chỉ là nơi thờ cúng, mà còn là một điểm đến thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo và không gian yên bình.

Tây Hồ còn có những con đường nhỏ, những ngôi nhà cổ xưa, tạo nên một không gian đậm chất truyền thống và lịch sử. Đi dạo trên những con phố nhỏ, tôi cảm nhận được sự tĩnh lặng, yên bình và cảm giác như đang trở về quá khứ. Tây Hồ không chỉ là một địa điểm du lịch mà còn là một bức tranh sống động về lịch sử và văn hóa của Hà Nội.

Tôi thật sự cảm phục và biết ơn với bài ca dao cảnh đẹp Tây Hồ đã giúp tôi khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp tuyệt vời của nơi này. Tây Hồ đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và mong muốn được trở lại để tiếp tục khám phá những điều thú vị khác.
1
0
Yến Nguyễn
16/12/2023 12:14:30
+5đ tặng

Một trong những bài ca dao mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất đó chính là:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Chỉ với bốn câu ngắn nhưng tác giả dân gian đã khắc họa được vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long xưa. Những hình ảnh đã rất quen thuộc hiện ra trước mắt với vẻ trữ tình, sinh động. Không chỉ vậy, tôi còn lắng nghe được âm thanh đặc trưng, đó là tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Và cả tiếng chày từng nhịp vang lên đã gợi nhắc tôi nhớ về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Khi đọc bài ca dao, tôi càng thêm yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của mảnh đất quê hương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hồng Anh
16/12/2023 12:14:40
+4đ tặng

Trong ca dao – dân ca, đề tài về cảnh đẹp đất nước chiếm một mảng khá lớn. Mỗi bài là một bức tranh phong cảnh tuyệt với, ẩn chứa lòng tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng với quê hương, xứ sở. Bài ca dao nói về cảnh đẹp Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội được lưu truyền rộng rãi và đã trở thành lời ru quen thuộc:

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc (tức cái bến có sóng lớn), hay còn gọi là Dâm Đàm (hồ sương mù) vì thường vào lúc sáng sơm và chiều tồi, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía Tây kinh thành nên sau này nó được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi) chuyên nghề làm giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy), phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan, thi sĩ nổi tiếng của nước ta.

Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ.

Mở đầu là nét chấm phá đơn xơ nhưng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà. Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đưa cành trúc nặng trĩu sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Bức tranh duy nhất chỉ có nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mông lung mờ ảo của bầu trời và mặt hồ.

Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cảm giác quen thuộc nơi thôn dã. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện, làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng.

Ai đã một lần đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của câu: Mịt mù khói tỏa ngàn sương, để rồi thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy.

Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động bỗng hiện ra rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao.

Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa ánh nắng xuống mặt nước, Hồ Tây trở thành một gương mặt khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ!

Như vậy là chỉ vẻn vẹn trong bốn câu thơ lục bát mà cảnh đẹp Hồ Tây đã được ngòi bút tài hoa của người xua vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Ẩn chứa sau từng câu, từng chữ là lòng tự hào, yêu mến tha thiết với quê hương của người dân đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

Trên khắp đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến hồn người. Xứ Lạng ở Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Hà Nội với ba sáu phố phường, Hồ Tây, Hồ Gươm, gò Đống Đa, chùa Một Cột… Miền Trung với Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Xứ Huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông Hương với núi Ngự Bình. Những đêm trăng sáng, tiếng hò ngân dài trên sông nước Hương Giang: Đò từ Đông Ba đò qua đập đá, Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sềnh, Lờ đờ bóng ngả trăng chênh, Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non. Người dân Nam Bộ tự hào với mảnh đất trù phú, mỡ màu bốn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó chẳng mong ngày về…

 

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khá

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khác, bài Cảnh đẹp Hồ Tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt.



 
Hồng Anh
chấm đ nhé
0
0
Phú Hồ
16/12/2023 14:30:43
+3đ tặng

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Chỉ với bốn câu ngắn nhưng tác giả dân gian đã khắc họa được vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long xưa. Những hình ảnh đã rất quen thuộc hiện ra trước mắt với vẻ trữ tình, sinh động. Không chỉ vậy, tôi còn lắng nghe được âm thanh đặc trưng, đó là tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Và cả tiếng chày từng nhịp vang lên đã gợi nhắc tôi nhớ về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Khi đọc bài ca dao, tôi càng thêm yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của mảnh đất quê hương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×