LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích, đánh giá giá trị đặc sắc của truyện thơ " Tống Trân - Cúc Hoa "

Phân tích, đánh giá giá trị đặc sắc của truyện thơ " Tống Trân - Cúc Hoa "
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
4.199
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Truyện thơ "Tống Trân - Cúc Hoa" là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà thơ Tản Đà. Tác phẩm này được viết vào thế kỷ 19 và được coi là một trong những tác phẩm đặc sắc của văn học Việt Nam.

Tác phẩm "Tống Trân - Cúc Hoa" mang đến cho độc giả một câu chuyện tình yêu đẹp và bi thương giữa hai nhân vật chính là Tống Trân và Cúc Hoa. Tống Trân là một người lính trẻ tuổi, mạnh mẽ và dũng cảm, trong khi Cúc Hoa là một cô gái xinh đẹp, tinh khôi và tài năng. Tình yêu của họ được miêu tả một cách tinh tế và sâu sắc, với những cảm xúc chân thành và sự hy sinh tuyệt vời.

Một trong những giá trị đặc sắc của truyện thơ này là cách Tản Đà đã sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh để tạo ra một không gian thơ mộng và lãng mạn. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ tinh tế và hình ảnh đẹp mắt để miêu tả tình yêu và cảnh đời, tạo nên một không gian thơ cao và sâu lắng.

Ngoài ra, truyện thơ "Tống Trân - Cúc Hoa" còn mang đến cho độc giả một thông điệp về tình yêu và sự hy sinh. Tác phẩm này nhấn mạnh về tình yêu chân thành và sự hy sinh vì người khác. Tống Trân đã hy sinh cuộc sống và tình yêu của mình để bảo vệ đất nước và những người dân yêu quý. Điều này cho thấy tình yêu và sự hy sinh có thể tồn tại song song và tạo nên một tình yêu đẹp và cao cả.

Tuy nhiên, truyện thơ "Tống Trân - Cúc Hoa" cũng có một số hạn chế. Ngôn ngữ và cách diễn đạt của tác giả có thể khó hiểu và phức tạp đối với một số độc giả hiện đại. Ngoài ra, tác phẩm này cũng có thể mang tính chất quá lãng mạn và không thực tế đối với một số người.

Tóm lại, truyện thơ "Tống Trân - Cúc Hoa" là một tác phẩm đặc sắc của văn học Việt Nam. Tác phẩm này mang đến cho độc giả một câu chuyện tình yêu đẹp và bi thương, cùng với những giá trị văn hóa và triết lý sâu sắc. Mặc dù có những hạn chế, tuy nhiên, tác phẩm này vẫn đáng để đọc và đánh giá cao.
6
6
Hồng Anh
16/12/2023 21:41:23
+5đ tặng

Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa là truyện Nôm khuyết danh, hay còn gọi là truyện Nôm bình dân vì khuyết tên tác giả và niên đại sáng tác. Từ một câu chuyện cổ tích dân gian, tác phẩm đã chuyển thể thành tác phẩm văn học nhờ vào giá trị về nội dung và nghệ thuật mà nó đã mang lại. Cúc Hoa là đại diện của số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, phải chịu nhiều thiệt thòi, thách thức nhưng bằng những phẩm chất cao quý sâu trong hồn đã giúp Cúc hoa vượt qua nghịch cảnh, cuộc đời nàng bước sang một trang mới hạnh phúc, trong sáng hơn.

Tác phẩm là câu chuyện đẹp về tình cảm sắt son, sự thủy chung. Thông qua câu chuyện, truyện thơ đã lên án gay gắt sự tàn bạo của xã hội phong kiến, những kẻ có tiền, có quyền bất lương tâm, chà đạp lên tình yêu của con người, đồng thời cũng ngợi ca lòng dũng cảm, kiên quyết, dám đấu tranh, không khoan nhượng trước những thế lực thù địch vì cuộc sống, tình yêu của mình của con người trong xã hội cũ. Cúc Hoa là nhân vật lí tưởng với lòng vị tha cao cả, lòng thương người sâu sắc, bằng ý chí và tình yêu thiết tha, nàng đã dũng cảm, nhẫn nại vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong cuộc sống để rồi nhận lại được cái kết viên mãn.

“Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền

Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn.

Khó nghèo có mẹ có con,

Ít nhiều gan sẻ vẹn tròn cho nhau

Lòng con nhường nhịn bấy lâu

Mẹ ăn cơm ấy ngon đâu hỡi nàng

Cúc Hoa nước mắt hai hàng:

“Lạy mẹ cùng chàng chở quản tôi

Gọi là cơm tấm cạnh lê

Mẹ ăn đỡ dạ kéo khi võ vàng”

Ở những dòng thơ đầu của đoạn trích, hiện lên một Cúc Hoa là người con dâu hiếu thảo, lễ phép, ở nhà một dạ nuôi mẹ, chờ chồng. Cúc Hoa xuất thân từ một gia đình quý phái nhưng lại có một người cha tàn nhẫn, ác độc. Vì lòng thương người Cúc Hoa đã giúp đỡ Tống Trân khi chàng nghèo khó, nhưng người cha tàn độc ấy vì lòng tự trọng của gia tộc đã trừng phạt Cúc Hoa, ép nàng phải lấy người con trai ăn xin làm chồng. Từ đấy cuộc đời nàng đã bước sang một trang mới. Phải sống một cuộc đời nghèo khó với Tống Trân và mẹ chồng nhưng nàng không vì thế mà cảm thấy khó chịu, ghét bỏ mà còn luôn yêu thương, chăm sóc mẹ khi chồng đi vắng. Cùng mẹ sẻ chia, lo lắng cho cuộc sống, bữa ăn của mẹ chồng hơn chính bản thân mình.

“Chàng ăn cho sống mình chàng,

Dốc lòng kinh sử văn chương đạo là.

Kể chi phận thiếp đàn bà,

Khó nghèo chớ quản nỗi nhà thảm thương”.

Không những vậy nàng còn là người vợ thủy chung, luôn hi sinh và lo lắng cho chồng. Nàng chấp nhận chịu khổ, chịu khó, hy sinh bản thân phải chịu nhiều thiếu thốn để chăm lo cho chồng, tạo cơ hội để chồng có thể học tập, chờ ngày đỗ đạt, mong chồng có thể công thành doanh toại, tiền đồ sáng lạng. Bên cạnh đó nàng còn tự nhận thân phận của mình cũng như thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều uất ức, thiệt thòi, cam chịu những định kiến của xã hội và không có quyền quyết định số phận của đời mình. 

“Kể đoạn Cúc Hoa bán vàng

Bán cho trưởng giả giàu sang hơn người.

Hai bên giả cả hẳn hoi,

Bắc cân định giả được ngoài tám mươi

“Khuyên chàng kinh sử dùi mài cho hay.

Thiếp xin rước một ông thầy,

Để ngày học tập đêm ngày thiếp nuôi”.

Một ngày ba bữa chẳng rời,

Nuôi thầy, nuôi mẹ lại nuôi cả chồng.”

Không chỉ Cúc Hoa mà người mẹ của nàng cũng là đại diện tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, phải chứng kiến con gái mình thương yêu bị chồng đuổi đi mà không thể cứu giúp. Bà chỉ có thể âm thầm giấu chồng gửi vàng cho con gái dặn con gìn giữ để nương tựa mình. Nhưng Cúc Hoa với lòng tin tưởng chồng hết mực, tin chồng sẽ có thể công thành danh toại, nàng đã bán hết số vàng để thuê thầy thợ cho chồng ăn học và thi cử đỗ đạt. Không quản ngại gian khó, “nuôi thầy, nuôi mẹ lại nuôi cả chồng”.

“Khấn trời lạy Phật đòi phen:

“Chứng minh phù hộ ước nguyện chồng tôi.

Khuyên chàng khuya sớm hôm mai,

Cố chăm việc học đua tài cho hay.

Một mai, có gặp rồng mây

Bảng vàng may được tỏ bày họ tên

Trước là sạch nợ bút nghiên

Sau là thiếp cũng được yên lòng này”.

Có thể thấy Cúc Hoa là người vợ thủy chung, thấu tình đạt lí. Nàng đã luôn cầu trời khấn Phật mong người có thể giúp đỡ, phù hộ Tống Trân thành tài. Nàng chấp nhận thân phận nữ nhi phải chịu thiệt thòi, luôn chăm lo giúp đỡ chồng phát triển sự nghiệp. Không những vậy còn luôn chăm sóc mẹ chồng, chăm sóc gia đình một cách chu đáo, hết mực. Phải chịu áp lực, những lời đàm tiếu, cay nghiệt của cha, phải chịu khó, chịu khổ để nuôi chồng để chồng ăn học thành tài, phải nuôi cả người mẹ già nghèo khổ. Thật đáng thương cho số kiếp đáng thương, oan trái của Cúc Hoa. Nhưng thật may mắn vì cuối cùng Tống Trân cũng thi đỗ thành tài, thành quan oai phong kiệt xuất những vẫn luôn nhớ, yêu thương, chung thủy với Cúc Hoa. Kết câu chuyện là cuộc sống hạnh phúc, viên mãn mà Cúc Hoa xứng đáng được nhận.

Ẩn sâu trong bài thơ là giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh sâu sắc. Mối quan hệ nàng dâu – mẹ chồng không theo lẽ thường. Trong thời phong kiến, người con dâu phải chịu nhiều ghẻ lạnh của mẹ chồng, bị ức hiếp, cay nghiệt một cách thảm thương dù chung số phận là người phụ nữ. Nhưng trong câu truyện của Cúc Hoa, mối quan hệ ấy lại bình yên đến lạ. Nàng dâu hiếu thảo, lễ phép, hết mực yêu thương gia đình đã làm mẹ chồng cảm động, dù biết gia đình nghèo khổ nhưng Cúc Hoa vẫn sẵn sàng đồng cam cộng khổ, không một lời oán trách hay ghét bỏ mà còn nuôi mẹ, nuôi chồng thành tài. Bên cạnh đó nàng còn là đại diện tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ phải sống trong một xã hội phong kiến đầy thối nát, đầy sự áp bức bốc lột, trọng nam khinh nữ. Những áp lực ấy đã vô tình đè lên vai của người phụ nữ, khiến họ cảm thấy đó là lẽ đương nhiên, từ mọi việc như chăm lo cho chồng, cho gia đình, nhà cửa, cho mẹ chồng, phải hy sinh cho sự hạnh phúc ấm nó. Những tư tưởng thối nát ấy đã khiến họ phải luôn chịu đựng mà không thể than trách, sống trong một thế giới đầy tăm tối. Cúc Hoa phải sống một cuộc đời tăm tối, thiệt thòi, vất vả hy sinh như thể nhưng trong tâm nàng vẫn luôn là một người lương thiện, người con hiếu thảo, người vợ thủy chung hết lòng hết dạ vì nhà chồng.

Có thể nói Cúc Hoa là nhân vật lý tưởng cho số phận của người phụ nữ thời phong kiến, tuy phải sống trong một thế giới u tối, ngục tù, nàng vẫn hiện lên với vẻ đẹp nhân hậu và vị tha. Tác phẩm Tống Trân – Cúc Hoa đã mang lại nhiều giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh sâu sắc

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư