Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tác động của toàn cầu hóa đối với các dân tộc trên thế giới

Tác động của toàn cầu hóa đối với các dân tộc trên thế giới, việt nam.

giúp mình với
2 trả lời
Hỏi chi tiết
45
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Toàn cầu hóa (globalization) là quá trình tăng cường sự kết nối và tương tác giữa các quốc gia, khu vực và dân tộc trên toàn thế giới. Tác động của toàn cầu hóa đối với các dân tộc trên thế giới và Việt Nam có thể được thể hiện qua các khía cạnh sau:

1. Kinh tế: Toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường toàn cầu, mở ra cơ hội kinh doanh và đầu tư cho các doanh nghiệp và cá nhân. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tăng cường sự liên kết giữa các quốc gia. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có thể gây ra sự bất công và chênh lệch giàu nghèo, khiến một số dân tộc trở nên bị bỏ lại phía sau.

2. Văn hóa: Toàn cầu hóa đã đem lại sự tiếp xúc và trao đổi văn hóa giữa các dân tộc. Các phong cách ăn mặc, âm nhạc, phim ảnh và thực phẩm từ các quốc gia khác nhau đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Điều này có thể góp phần vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, nhưng cũng có thể gây mất đi những đặc trưng riêng biệt của mỗi dân tộc.

3. Xã hội: Toàn cầu hóa đã tạo ra sự di cư và di chuyển dân cư trên toàn thế giới. Việc di cư và nhập cư đã tạo ra sự đa dạng dân tộc và văn hóa trong các quốc gia. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra những vấn đề xã hội như xung đột văn hóa, phân biệt chủng tộc và khủng bố.

4. Môi trường: Toàn cầu hóa đã tạo ra sự phụ thuộc và tương tác môi trường giữa các quốc gia. Sự phát triển công nghiệp và thương mại quốc tế đã góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của các dân tộc trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Trên thực tế, tác động của toàn cầu hóa đối với các dân tộc trên thế giới và Việt Nam không chỉ có những ảnh hưởng tích cực mà còn có những thách thức và vấn đề cần được giải quyết. Để tận dụng lợi ích và giảm thiểu nhược điểm của toàn cầu hóa, các quốc gia cần thúc đẩy sự hợp tác quốc tế và xây dựng các chính sách phù hợp để bảo vệ và phát triển các dân tộc trên thế giới.
1
0
Little Wolf
17/12/2023 21:47:42
+5đ tặng

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của kinh tế và khoa học công nghệ vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành nền kinh tế thế giới thu hút ngày càng nhiều các nước tham gia, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và đấu tranh với nhau. Không thể có một quốc gia nào có thể phát triển bình thường nếu đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá.

Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu và ngày càng mở rộng. Tính tất yếu của toàn cầu hóa trước hết được biểu hiện ở tính tất yếu về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hóa; nó tác động sâu sắc đến lĩnh vực chính trị. Những thay đổi về chính trị lại tác động về kinh tế và văn hóa.

*Toàn cầu hoá có hai mặt tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức.

- Thuận lợi : Tham gia toàn cầu hoá chúng ta sẽ tranh thủ: vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời phát huy lợi thế của ta, thế mạnh của ta.

- Khó khăn: Toàn cầu hoá hiện nay do các nước tư bản chi phối – đây là cuộc chơi không cân sức giữa các nước giàu và các nước nghèo, các nước giàu tìm cách ép các nước nghèo.

Bên cạnh những xơ hội, toàn cầu hóa tạo ra cho Việt Nam những thách thức to lớn, như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, sự phân hóa giàu ngheo, tệ nạn xã hội, sự lo ngại về mất bản sắc, sự đồng hóa văn hóa..Vì vậy, Việt Nam phải chủ động tích cực hội nhập quốc tế

Ngoài những cơ hội, toàn cầu hoá tạo ra cho Việt Nam những thách thức to lớn về kinh tế, văn hóa -xã hội:

          - Thách thức về thất nghiệp và việc làm : Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo

          - Thách thức về văn hóa.Thực ra, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, sự lo ngại về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của các nước đang phát triển.Cùng với toàn cầu hoá, nhiều học giả đã chỉ ra xu hướng đồng nhất tất cả các nền văn hoá. Tất cả các nước phát triển đang muốn áp đặt các giá trị văn hoá của mình cho toàn thế giới. Thông qua quá trình toàn cầu hoá, các nước phát triển phương Tây muốn bắt phần còn lại của thế giới không chỉ khuất phục về kinh tế, chính trị và quân sự, mà còn muốn hạn chế tối đa nét đặc thù của văn hoá phi phương Tây, bởi  theo họ, các nền văn hoá này không phù hợp, thậm chí còn xung đột với văn hoá và văn minh phương TâY

         - Thách thức về xã hội : những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và đang mang lại những thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc. Sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế, v.v. đang là những vấn đề làm đau đầu các quốc gia dân tộc. Nói tóm lại, chính toàn cầu hoá đang làm cho những vấn đề toàn cầu của thời đại tác động mạnh mẽ và nhanh chóng đến các quốc gia dân tộc. Ngày nay, không một quốc gia dân tộc nào có thể làm ngơ trước sự lan truyền một cách nhanh chóng và rộng rãi của các bệnh dịch, như SARS, cúm gà, v.v.; của các nạn khủng bố, tội phạm quốc tế, v.v..

          Tóm lại, Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của kinh tế và khoa học công nghệ vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành nền kinh tế thế giới thu hút ngày càng nhiều các nước tham gia, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và đấu tranh với nhau. Tuy nhiên, toàn cầu hoá luôn có hai mặt của nó, chúng ta không nên chấp nhận một cách quá dễ dàng các vấn đề toàn cầu hoá mang lại, mà phải nghiên cứu để khai thác và tận dụng những mặt tích cực của nó và luôn chủ động tích cực hội nhập quốc tế

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phan Duy
17/12/2023 21:52:44
+3đ tặng
- Thuận lợi : Tham gia toàn cầu hoá chúng ta sẽ tranh thủ: vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời phát huy lợi thế của ta, thế mạnh của ta.

- Khó khăn: Toàn cầu hoá hiện nay do các nước tư bản chi phối – đây là cuộc chơi không cân sức giữa các nước giàu và các nước nghèo, các nước giàu tìm cách ép các nước nghèo.
- Bên cạnh những xơ hội, toàn cầu hóa tạo ra cho Việt Nam những thách thức to lớn, như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, sự phân hóa giàu ngheo, tệ nạn xã hội, sự lo ngại về mất bản sắc, sự đồng hóa văn hóa..Vì vậy, Việt Nam phải chủ động tích cực hội nhập quốc tế.

- có 3 thách thức chính .
+ Thách thức về thất nghiệp và việc làm
+Thách thức về văn hóa
+Thách thức về xã hội
=> Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của kinh tế và khoa học công nghệ vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành nền kinh tế thế giới thu hút ngày càng nhiều các nước tham gia, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và đấu tranh với nhau
=> toàn cầu hoá luôn có hai mặt của nó, chúng ta không nên chấp nhận một cách quá dễ dàng các vấn đề toàn cầu hoá mang lại, mà phải nghiên cứu để khai thác và tận dụng những mặt tích cực của nó và luôn chủ động tích cực hội nhập quốc tế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư