Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”?

Các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
122
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Sau "chiến tranh lạnh", thế giới đã chứng kiến một số xu hướng phát triển quan trọng. Dưới đây là một số xu hướng chính:

1. Toàn cầu hóa: Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo ra một môi trường kinh doanh toàn cầu, nơi các quốc gia và các công ty có thể tương tác và hợp tác với nhau một cách dễ dàng hơn. Toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội mới cho các quốc gia phát triển và tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt.

2. Kinh tế thị trường: Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chuyển từ mô hình kinh tế quốc doanh sang mô hình kinh tế thị trường. Việc này đã tạo ra một môi trường kinh doanh tự do và khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.

3. Hợp tác quốc tế: Các quốc gia đã nhận ra rằng hợp tác quốc tế là cần thiết để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, khủng bố và dịch bệnh. Các hiệp định thương mại và hợp tác đa phương đã được ký kết để tạo ra một môi trường hợp tác và phát triển bền vững.

4. Cải cách chính trị: Nhiều quốc gia đã tiến hành cải cách chính trị để tăng cường sự dân chủ và trách nhiệm của chính phủ đối với công dân. Việc này đã tạo ra một môi trường ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, "hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.

Thời cơ: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển tạo ra cơ hội cho các quốc gia phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của công dân. Việc hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường đã tạo ra cơ hội kinh doanh và đầu tư mới.

Thách thức: Tuy nhiên, hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển cũng đặt ra những thách thức đối với các dân tộc. Các quốc gia phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và áp lực thay đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh toàn cầu. Hơn nữa, việc duy trì hòa bình và ổn định trong một thế giới đa dạng văn hóa và chính trị cũng là một thách thức lớn.

Tóm lại, sau "chiến tranh lạnh", thế giới đã chứng kiến các xu hướng phát triển quan trọng như toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, hợp tác quốc tế và cải cách chính trị. Mặc dù hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển mang lại cơ hội cho các dân tộc, nhưng cũng đặt ra những thách thức đối với họ.
1
0
muadonglanh
17/12/2023 10:23:12
+5đ tặng

* Các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”?

-Tháng 12 – 1989, Mĩ và Liên Xô cùng nhau tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”. Từ đó tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo các xu thế như sau:

+ Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

+ Ba là, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.

Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

* Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?

Là thời cơ: Tạo điều kiện hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế, các nước có điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật từ bên ngoài, tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài….

- Là thách thức: Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ vẫn còn bất hợp lí, việc giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phùng Minh Phương
17/12/2023 10:23:28
+4đ tặng

* Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh 

- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.

* Nói “hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc” vì: 

Thời cơ

- Các nước có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

- Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với thế giới và khu vực

- Có điều kiện để áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Thách thức

- Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu.

- Nếu không biết cách để hội nhập thì hội nhập sẽ trở thành hòa tan.

- Nếu không biết cách vận dụng khoa học kĩ thuật sẽ trở thành lạc hậu.

1
0
NguyễnNhư
27/12/2023 00:16:39
Một là xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế
Hai là sự tan rã của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm
Ba là sau "chiến tranh lạnh" và dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh các chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm
Bốn là từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực lại xảy ra những cuộc xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái
--> Xu thế chung ngày nay là hoà bình ổn định và phát triển kinh tế
tại sao xu thế hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức các dân tộc? 
- Thời cơ: các nước có điều kiện để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, tiếp thu những thành tựu tiến bộ của cuộc CMKHKT của thế giới, khai thác vốn đầu tư nước ngoài
- Thách thức: hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuát phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí còn thấp, các nước phải cạnh tranh lẫn nhau trong quá trình phát triển, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×