Bài thơ "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt đã khắc rõ nét sự khốc liệt của chiến tranh cùng sự tần tảo của người bà . Mặc dù phải chống chọi với bão khó khăn vất vả nhưng bà vẫn dặn cháu "mày có viết chớ kể này , kể nọ //Cứ bảo nhà vẫn được bình yên " . Quá đó cho thấy , bà luôn bình tĩnh , vững lòng vượt qua mọi thưt thách khốc liệt của chiến tranh . Bà luôn làm trọn nhiệm vụ hậu phương . Bếp lửa ân cần ấm cúng nhẫn lại của bà hoàn toàn tương phản với ngọn lửa thiêu rụi của giặc , của chiến tranh . Bà luôn chịu khổ đau, vất vả để cháu có thể hạnh phúc , sung sướng . Bà luôn luôn cứng rắn, dắt đứa cháu vượt qua mọi khó khăn. Bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà qua lời dặn của bà. Lời dặn của bà giản dị nhưng ẩn chứa biết bao nghĩa tình. Gian khổ, thiếu thốn là vậy, nhớ thương con là thế nhưng người bà đều nén chặt chúng vào sâu thẳm để yên lòng người con nơi tiền tuyến. Từ đó cho thấy hình ảnh người bà giờ đây không chỉ còn là người bà của riêng người cháu nữa mà bà đã trở thành biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữ Việt Nam, cho hình ảnh người mẹ Việt Nam trong thời chiến tranh loạn lạc . Một người phụ nữ với những phẩm chất cao quý, giàu đức hi sinh, cam chịu, nhẫn nại, thương con quý cháu. Ôi ! Thật ngưỡng mộ và khâm phục người bà tần tảo , giàu đức hy sinh ! Tóm lại , khổ thơ thứ bốn bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt là một kỷ niệm cháu vẫn nhớ ngọn nghành không quên .