Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu nào sau đây là đúng

Câu 1. Câu nào sau đây là đúng?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi.

B. Lực đàn hồi có thể là lực kéo hoặc lực nén.

C. Lực căng của dây chính là lực đàn hổi.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 2. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?

A. Hai thanh nam châm hút nhau.           B. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.          D. Hai thanh nam châm đẩy nhau.

Câu 3. Đơn vị của độ biến dạng của lò xo là?

A. Đơn vị đo của thể tích.                     B. Đơn vị đo của khối lượng.

C. Đơn vị đo của độ dài.                     D. Đơn vị đo của lực.

Câu 4. Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?

A. Nhiệt kế.                   B. Tốc kế.                   C. Lực kế.                D. Cân

Câu 5. Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?

                                          <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->

A. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

B. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

C. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

D. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

Câu 6. Khi một quả bóng bị đập vào tường thì lực mà tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Không làm biến đổi chuyển động của quả bóng và cũng không làm biến dạng quả bóng.

B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

C. Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng.

D. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

Câu 7. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực?

A. Kilôgam (kg)              B. Niuton (N)           C. Centimét (cm)             D. Lít (L)

Câu 8. Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi?

A. Quyển sách.                     B. Cái bàn.           

C. Hòn bi.                             D. Sợi dây cao su

Câu 9. Trong không khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích?

A. 21%                  B. 79%             C. 78%                       D. 15%

Câu 10. Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

A. Chặt cây xây cầu cao tốc.              B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

C. Trồng cây xanh.                              D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.

Câu 11. Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?

 A. Nhựa.                        B. Thủy tinh.                   C. Cao su.                D. Kim loại

Câu 12. Vật liệu nào sau đây được dùng để sản xuất xoong, nồi nấu thức ăn?

A. Nhựa                B. Gỗ                    C. Kim loại                     D. Thủy tinh

Câu 13. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

A. Thủy tinh.                  B. Kim loại.                    C. Cao su.                  D. Gốm.

Câu 14. Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?

A. Gỗ                   B. Đồng                C. Sắt                     D. Nhôm

Câu 15. Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?

A. Động vật, Thực vật, Nấm                        

B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus

C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus

D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật

Câu 16. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.

A. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

D. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

Câu 17. Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?

A. Bệnh vàng da.                       B. Bệnh tiêu chảy.

C. Bệnh kiết lị.                          D. Bệnh thủy đậu.

Câu 18. Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là?

A. Hình que, hình xoắn, hình cầu.                B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn

C. Hình cầu, hình khối, hình que.                D. Hình khối, hình que, hình cầu

Câu 19. Vi khuẩn có trong hộp sữa chua có hình dạng như thế nào?

A.   Hình sợi.      B. Hình cầu.               C. Hình que.           D. Hình chữ V.

Câu 20. Tại sao phải bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh?

A. Để làm giảm sự lên men của vi sinh, giúp sữa chua để được lâu hơn và luôn giữ được mùi vị thơm ngon.

B. Để ăn ngon hơn.

C. Để sữa chua lên men nhanh hơn.

D. Để sữa chua sánh hơn.

Câu 21. Mỗi sinh vật có:

A. Hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

B. Ba cách gọi tên: tên địa phương, tên phổ thông và tên khoa học.

C. Hai cách gọi tên: tên địa phương và tên phổ thông.

D. Một cách gọi tên duy nhất: tên khoa học

Câu 22. Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lối sống tự dưỡng?

A. Trùng giày.                           B. Trùng roi xanh.

C. Trùng biến hình.                   D. Trùng sốt rét.   

Câu 23. Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?

A. Đường hô hấp                       B. Đường máu.               

C. Đường tiếp xúc.                    D. Đường tiêu hóa.  

Câu 24. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.

B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.

D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Câu 25. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới

A. (1), (2), (3)       B. (2), (3), (4)                  C. (1), (2), (4)                  D. (1), (3), (4)

Câu 26. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào

(2) Mức độ tổ chức cơ thể

(3) Môi trường sống

(4) Kiểu dinh dưỡng

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

A. (1), (2), (3), (5)                     B. (2), (3), (4), (5)

C. (1), (2), (3), (4)                     D. (1), (3), (4), (5)

Câu 27. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài

D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới

Câu 28. Vai trò quan trọng nhất của vi khuẩn trong tự nhiên là gì?

A. Sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối

B. Giúp ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ hệ tiêu hóa

C. Phân giải xác sinh vật và chất thải động vật

D. Sản xuất thuốc kháng sinh


 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
80
0
0
Ths Huyn
20/12/2023 20:57:35
câu 1: D. cả 3 phương án trên.
ko biết nó có đúng ko

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×