Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tường thuật lại diễn biến một cuộc khởi nghĩa mà nhân dân Nghệ An đã tham gia mà em biết

Tường thuật lại diễn biến một cuộc khởi nghĩa mà nhân dân Nghệ An đã tham gia mà em biết
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
113
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Một cuộc khởi nghĩa mà nhân dân Nghệ An đã tham gia là cuộc khởi nghĩa Yên Thành - Nghĩa Đàn năm 1930. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chịu sự áp bức của thực dân Pháp.

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu vào ngày 10 tháng 5 năm 1930 tại làng Yên Thành, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Đầu mối của cuộc khởi nghĩa là một nhóm cách mạng gồm các cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và những người dân yêu nước. Họ đã lên kế hoạch tấn công các cơ sở của chính quyền Pháp và thu thập vũ khí để tiến hành cuộc khởi nghĩa.

Trong suốt thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa, nhân dân Nghệ An đã tham gia tích cực. Họ tham gia vào các cuộc tấn công, đánh bom và đánh phá các cơ sở của thực dân Pháp. Nhân dân Nghệ An đã tổ chức các đội quân dân chủ, đánh giặc và bảo vệ lãnh thổ. Họ cũng cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các cán bộ cách mạng.

Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa Yên Thành - Nghĩa Đàn đã bị đàn áp mạnh mẽ bởi quân đội Pháp. Các cuộc tấn công và truy quét của quân đội Pháp đã làm suy yếu và tiêu diệt các đội quân cách mạng. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa đã thất bại và các cán bộ cách mạng đã bị bắt và xử tử.

Mặc dù cuộc khởi nghĩa Yên Thành - Nghĩa Đàn không thành công, nhưng nó đã góp phần lan rộng tinh thần cách mạng và tạo động lực cho những cuộc khởi nghĩa sau này. Cuộc khởi nghĩa này đã chứng tỏ sự kiên nhẫn và quyết tâm của nhân dân Nghệ An trong cuộc chiến chống lại thực dân Pháp và khẳng định ý chí độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam.
1
0
nguyễn dương
21/12/2023 20:12:18
+5đ tặng

Tháng 6 năm 1940, thực dân Pháp đầu hàng phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Tại Đông Dương, Pháp thẳng tay cướp bóc, khủng bố các phong trào đấu tranh của nhân dân. Một tâm lý bao trùm khắp nơi là nhiều người muốn nhân cơ hội này đứng dậy lật đổ ách thống trị thực dân, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, đây là cơ hội tốt nhất để giành lại chính quyền.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương lần thứ sáu (tháng 11 năm 1939), phong trào cách mạng của Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, ở một số địa phương, xuất hiện hình thức đấu tranh vũ trang. Trong đó, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (ngày 27 tháng 9 năm 1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (ngày 23 tháng 11 năm 1940). Đó là những sự kiện lịch sử đánh dấu thời kỳ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 27 tháng 9 năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), nhân dân đã nổi dậy chặn đánh tân binh Pháp tháo chạy về Thái Nguyên qua Bắc Sơn, đánh chiếm đồn Mỏ Nhài[1]. Xét về diện tích địa bàn có khởi nghĩa thì khởi nghĩa Bắc Sơn không rộng, nhưng xét về độ ảnh hưởng tích cực cho cuộc vận động cách mạng năm 1945 thì phải thừa nhận sức lan tỏa lớn của cuộc khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (tháng 11 năm 1940) đã nhận định rằng “khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra đúng lúc”. Lời nhận xét đó có ý nghĩa rằng sau khi Nhật bắt đầu vào Đông Dương, quân Pháp tháo chạy ở Lạng Sơn thì ở Bắc Sơn đã có điều kiện khởi nghĩa từng phần trong điều kiện có thể tránh khỏi bị tiêu diệt bởi Pháp quay trở lại hay Nhật đang vào.

Ngày 16 tháng 10 năm 1940, đồng chí Trần Đăng Ninh sau khi được Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên Bắc Sơn chỉ đạo cuộc khởi nghĩa đã ra chỉ thị thành lập đội du kích Bắc Sơn với 5 trung đội vũ trang, duy trì lực lượng để hoạt động chính trị là thượng sách[2]. Nhận định về cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, đồng chí Trường Chinh đã nói: “Ưu điểm lớn nhất của nhân dân Bắc Sơn là đã kịp nổi dậy giành chính quyền khi quân đội phát xít Nhật xâm lược Lạng Sơn và hàng ngũ quân Pháp cùng bè lũ tay sai đã hoang mang, dao động đến cực điểm”[3].

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ngày 23 tháng 11 năm 1940 là cuộc nổi dậy rộng lớn nhất trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược sau khởi nghĩa Trương Định năm 1859. Nội thành Sài Gòn không nổ súng nhưng Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh khác của Nam Kỳ đã nổi dậy như triều dâng thác đổ.

Cuộc khởi nghĩa không thành công, thực dân Pháp khủng bố khởi nghĩa Nam Kỳ dữ dội hơn nhiều lần khởi nghĩa Yên Bái, Xô viết Nghệ - Tĩnh. Tổn thất của cách mạng cực kỳ lớn, chưa có sách nào ghi lại đầy đủ những chương bi kịch về bản tráng ca hào hùng năm ấy. Sau thất bại khởi nghĩa Nam Kỳ, những người lãnh đạo và đảng viên cộng sản còn lại đã rút kinh nghiệm xương máu từ chính cuộc khởi nghĩa. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi là vấn đề đầu tiên được các tài liệu sống tham gia khởi nghĩa đặt ra khi nói về thất bại của cuộc khởi nghĩa.

Chính Xứ ủy Nam Kỳ cũng nhận thấy rằng các điều kiện chưa đầy đủ để phát động khởi nghĩa vũ trang. Ngày 8 tháng 10 năm 1940, Thường vụ Xứ ủy đã gửi chỉ thị cho các tỉnh ủy hãy khoan phát động khởi nghĩa vì chưa đủ điều kiện, nếu khởi nghĩa non sẽ thất bại như hồi 1930-1931[4]. Tại Hội nghị Xứ ủy tháng 9 năm 1940 đã nhận định về chủ quan thời cơ chưa chín muồi nhưng nếu không khởi nghĩa thì có hại, quần chúng sẽ tan rã mất tinh thần, nếu ta lùi bước quần chúng sẽ xa rời Đảng, Đảng sẽ mất ảnh hưởng và mất tín nhiệm trong quần chúng. Do vậy, Thường vụ Xứ ủy vẫn quyết định hạ lệnh khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ mặc dù diễn ra trên địa bàn rộng lớn nhưng vẫn là cuộc khởi nghĩa địa phương, ở Nam Kỳ và chỉ một phần Nam Kỳ thôi. Khởi nghĩa Nam Kỳ do một mình Xứ ủy Nam Kỳ quyết định, Trung ương có biết, không chuẩn y, yêu cầu hoãn nhưng chỉ thị về đến không kịp. Lẽ ra nếu biết chỉ đạo của Trung ương tựa như chỉ đạo trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thì cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại có thể giảm, việc bảo toàn lực lượng có thể thực hiện.

 Phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, khởi nghĩa Bắc Sơn và cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã tạo cơ sở để Đảng ta đề ra chủ trương đi từ khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Xét dưới góc độ hoàn cảnh và thời cơ lịch sử, khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kỳ là những cuộc khởi nghĩa non nhưng trong thời điểm bấy giờ là một cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tinh thần của hai cuộc khởi nghĩa là tinh thần đấu tranh quật khởi của lòng yêu nước, ý chí quyết tâm vì khát vọng độc lập, tự do của nhân dân hai miền Nam – Bắc.

Mặc dù chưa giành được thắng lợi triệt để nhưng cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã ghi nhận bước trưởng thành lớn mạnh của phong trào cách mạng nước ta trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từ những hình thức đấu tranh nhỏ với mục tiêu đòi quyền dân sinh, dân chủ, đã từng bước tiến hành đấu tranh vũ trang, tập dượt cho quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Bài học kinh nghiệm về dự đoán đúng và nắm bắt thời cơ rút ra từ hai cuộc khởi nghĩa là điều kiện quan trọng, góp phần vào kho tàng kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng dân tộc

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×