Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Nghèo.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Có thể tham khảo những luận điểm sau đây:
* Giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
* Tóm tắt nội dung câu chuyện: Tình cảnh khốn khổ của gia đình anh đĩ Chuột trước Cách mạng:
+ Nhà nghèo, đông người, anh đĩ Chuột ốm nặng, rất cần tiền mua thuốc.
+ Chị đĩ Chuột phải vay của bà Huyện 6 hào để mua thuốc cho chồng và mua gạo cho cả gia đình trong cơn đói kém.
+ Hai đứa con còn nhỏ dại, ngây thơ, ốm yếu, gầy guộc, đói khát, ăn cám thay cơm.
+ Người cha hiểu ra cơ sự ai oán, xót xa thương vợ, thương con, giận mình và cuối cùng đã chọn cái chết đau đớn nhất để bớt đi gánh nặng cho vợ con và giải thoát chính mình.
* Một số nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự:
– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: Người chồng, người cha rơi vào bước đường cùng, phải lựa chọn cái chết để không trở thành gánh nặng cho vợ con.
+ Đây là một tình huống éo le, gợi lên ở người đọc niềm thương cảm, xót xa.
+Tình huống giúp nhà văn khắc họa chân thực tình cảnh khốn khổ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
+Tình huống làm bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: giàu tình yêu thương, vị tha,…
+Thông qua tình huống truyện, nhà văn gián tiếp lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng và lên tiếng đòi quyền sống có ý nghĩa cho con người.
– Người kể chuyện:
+ Ngôi kể thứ 3: Người kể chuyện ẩn tàng, đứng ngoài thuật lại một cách chân thực, khách quan một lát cắt trong cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn của gia đình anh đĩ Chuột, đặc biệt là khắc họa đầy ám ảnh chi tiết cái chết của anh đĩ Chuột.
+ Điểm nhìn chủ yếu từ anh đĩ Chuột giúp nhà văn khắc họa được nội tâm giằng xé đau đớn, sự bế tắc, tuyệt vọng của nhân vật, khi anh ta chứng kiến nỗi khổ của vợ con, tình cảnh bi đát của gia đình, day dứt vì nghĩ nguyên nhân là do mình để rồi đưa ra lựa chọn bi kịch.
+ Giọng kể tưởng chừng dửng dưng, lạnh lùng nhưng ẩn sâu bên trong là những trăn trở, suy tư và thấm đẫm tình yêu thương.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động và diễn biến tâm trạng.
+ Ngôn ngữ nhân vật bình dị, mộc mạc, phản ánh cuộc sống ở nông thôn và cách cảm, cách nghĩ của người nông dân.
+ Hành động tự tìm đến cái chết của anh đĩ Chuột: Thể hiện bi kịch của người nông dân khi bị đẩy đến tận cùng của sự đói nghèo; đồng thời bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của họ ( giàu tình thương yêu).
+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất chân thực: anh đĩ Chuột khi quyết định tự tử với những đau đớn và giằng xé nội tâm.
* Khẳng định giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Nghèo:
– Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nghèo cho thấy đặc điểm phong cách sáng tác của nhà văn Nam Cao. Ông thường viết về những cái nhỏ nhặt trong đời sống, nhưng lại chứa đựng ý nghĩa khái quát xã hội to lớn. Truyện ngắn Nghèo viết về cái đói nghèo và câu chuyện sinh hoạt đời thường ở gia đình một người nông dân, nhưng qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
– Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nghèo cũng cho thấy quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
– Nam Cao quả thật là một bậc thầy về truyện ngắn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |