LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn giới thiệu về trống đồng Hữu Chung tại Hải Dương?

. Viết đoạn văn giới thiệu về trống đồng Hữu Chung tại Hải Dương?

.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
189
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trống đồng Hữu Chung là một trong những nghệ nhân trống đồng nổi tiếng tại Hải Dương, một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Ông là người đã gắn bó với nghề trống đồng suốt hơn 40 năm và đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật trống đồng truyền thống của dân tộc.

Trống đồng Hữu Chung được biết đến với những tác phẩm trống đồng tinh xảo, độc đáo và mang tính chất nghệ thuật cao. Ông đã sáng tạo ra nhiều mẫu trống đồng mới, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên sự độc đáo và thu hút cho người xem. Các tác phẩm của ông đã được trưng bày và trình diễn tại nhiều triển lãm và sự kiện nghệ thuật trong và ngoài nước.

Ngoài việc là một nghệ nhân trống đồng tài ba, Hữu Chung còn là một người thầy giáo tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức về nghệ thuật trống đồng cho thế hệ trẻ. Ông đã đào tạo và hướng dẫn nhiều học viên trở thành những nghệ nhân trống đồng xuất sắc, góp phần không nhỏ trong việc duy trì và phát triển nghệ thuật trống đồng truyền thống.

Trống đồng Hữu Chung đã được vinh danh và nhận nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nghệ thuật, góp phần khẳng định vị thế của ông trong làng nghệ thuật trống đồng. Sự đam mê, tài năng và sự cống hiến của ông đã làm nên tên tuổi của mình và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nghệ thuật trống đồng tại Hải Dương.
1
0
Đặng Công
26/12/2023 21:22:33
+5đ tặng
Ngày 14/5/1961, trong khi đào đất làm gạch, người dân thôn Hữu Chung, xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) phát hiện chiếc trống đồng, sau đó được đưa về Bảo tàng Hải Dương bảo quản, giữ gìn phục vụ công tác nghiên cứu và tham quan trưng bày từ đó đến nay.
Trống đồng Hữu Chung thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay tại Việt Nam, trống đồng Hữu Chung là chiếc trống có kiểu dáng hài hòa, kích thước lớn, đề tài trang trí đẹp và phong phú. Hoa văn trên trống đồng Hữu Chung phản ánh nhiều nét đặc trưng văn hóa của cư dân Lạc Việt. Trống đồng Hữu Chung được phát hiện tại huyện Tứ Kỳ - địa danh mà thời Hùng Vương thủ phủ bộ Dương Tuyền (Hải Dương) đã xây dựng Thành Dền làm trung tâm văn hóa cổ, nơi có nhiều cư dân sinh sống. Vì vậy, trống đồng Hữu Chung được gắn liền với không gian văn hóa cộng đồng cư dân Lạc Việt trên đất Hải Dương.
Trống đồng Hữu Chung có kích thước đường kính mặt 91,5cm, đường kính chân 97,7cm, cao: 67cm, trọng lượng 75kg. Trống có cấu tạo hài hòa gồm 3 phần chính: tang, thân và chân trống. Mỗi phần có những đặc điểm và công năng riêng cụ thể như:
* Tang trống: gồm có mặt trống và tang. Mặt trống được đúc liền chờm ra khỏi tang. Chính giữa mặt trống đúc nổi ngôi sao 12 cánh, xen  giữa các cánh sao là họa tiết hoa văn hình lông đuôi chim công. Bao quanh ngôi sao là 9 vành hoa văn: vành số 1 là những đường gấp khúc; vành số 2 và 8 là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến; vành số 3, số 7 và số 9 là những vạch ngắn song song; vành số 4 là đường hồi văn hình trám; vành số 5 là hình người hóa trang lông chim cách điệu đi quanh ngôi sao ngược kim đồng hồ và vành số 6 là hình chim lạc bay, được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 5 con, bay ngược chiều kim đồng hồ, giữa mỗi nhóm trang trí hoa văn hình trâm đối xứng nhau. Trên dìa mặt trống còn có 4 tượng con cóc bố trí cân đối nối đuôi nhau đi ngược chiều kim đồng hồ. Mặt trống không chỉ dùng để trang trí mà còn sử dụng vào việc đánh để tạo tiếng vang.
Phần tang trống, được coi là chiếc hộp cộng hưởng nhằm khuếch đại âm thanh khi đánh vào mặt trống, trên tang trống có 4  vành  hoa văn vành số 1, số 4 có trang trí các vạch ngắn song song; vành số 2, số 3 là hình Ômêga và vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Tiếp giáp với vành số 4 là hoa văn hình thuyền rước lễ hội được chia thành 6 nhóm.
* Thân trống: có hình trụ đứng, đây là bộ phận để nắn âm thanh. Phần trên được chia thành 8 ô, theo chiều dọc bằng dải văn vạch ngắn song song kép đan xen, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến kép. Cứ cách 1 ô trống lại đến 1 ô có hình 5 người hóa trang lông chim đang nhảy múa (thể hiện cảnh sinh hoạt vui mừng trong đời sống, trong lễ hội). Phần dưới trang trí 2 vành hoa văn có vạch ngắn song song, xen giữa là 2 vành hoa văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến.
* Chân trống: được tạo nở choãi hình nón cụt, đây được coi là cửa mở để âm thanh của trống thoát ra và lan tỏa nhanh chóng, phần này không trang trí hoa văn.
Tiếp giáp nối giữa tang và thân trống là 2 đôi quai kép, trang trí hoa văn thừng tết, mỗi quai có một đường kẻ giữa thẳng xuống. Bề mặt của trống được phủ một lớp patin màu xanh xám, ở tang và thân trống có một số lỗ thủng nhỏ là dấu vết của những con kê để lại khi đúc. Có 02 lỗ thủng lớn kích thước (15 x 8cm) và (3 x 4cm). Trống đồng Hữu Chung được học giả F.Héger người Áo xếp vào loại trống H1, niên đại 2300 - 2100 năm TCN cách ngày nay.
Trên mặt và thân trống thể hiện nhiều họa tiết hoa văn trang trí phong phú, diễn tả những cảnh sinh hoạt hiện thực đương thời, được thể hiện bằng nghệ thuật biến hình và cách điệu cao. Khi nghiên cứu tìm hiểu đầy đủ và có hệ thống những hình hoa văn độc đáo này, ta có thể hiểu được một phần về đời sống vật chất, tinh thần của tổ chức xã hội thời kỳ dựng nước. Trống đồng được coi là một minh chứng lịch sử nói lên tài năng, kỹ thuật chế tạo đồ đồng thau tuyệt vời của chủ nhân đã sáng tạo ra chúng. Chính vì vậy, trống đồng Hữu Chung luôn được sự chú ý quan tâm, nghiên cứu đánh giá cao của các thế hệ học giả trong và ngoài nước, độc đáo và tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn sau trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử  Quốc gia Việt Nam.
Với ý nghĩa và giá trị trên nhiều phương diện của trống đồng Hữu Chung, được các nhà khoa học đánh giá là cổ vật độc đáo và tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn. Chính điều đó mà trống đồng Hữu Chung tiêu biểu cho trống đồng Hải Dương và của cả nước, là biểu tượng của nền Văn minh Việt cổ, vì vậy được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đợt 3 năm 2014.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư