LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho đề bài sau: Nói lời phải giữ lấy lời, Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. Suy nghĩ của em về câu nói trên

Lập dàn ý cho đề bài sau:
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Suy nghĩ của em về câu nói trên
2 trả lời
Hỏi chi tiết
965
0
2
Anime
07/11/2018 21:00:54

I. ĐẶT VẤN ĐỂ:

Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói biểu hiên nhân cách, cá tính của mỗi người. Nhân dân ta rất coi trọng cách ăn nói trong giao tiếp. Khuyên răn người đời cần có trách nhiệm trước lời nói của mình, ca dao có câu:

‘Nói lời phải giữ lấy lời,

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ

1. Giải thích nghĩa đen, tìm nghĩa bóng, rút ra ý nghĩa:

‘Nói lời phải giữ lấy lời’:không được thay đổi, không được lật lọng, trước nói thế nào thì sau phải làm đúng như thế, luôn luôn lấy chữ tín làm đầu, biết coi trọng và đề cao chữ tín.

‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’là một hình ảnh diễn tả bướm đi tìm hoà, hút nhụy hoà, bay và đậu từ bông hoa này qua bông hoa khác. ‘Đừng’ nghĩa là chớ, không nên làm như thế. Mượn hình ảnh bướm tìm hoà, nhân dân ta phê phán một thái độ tuỳ tiện, vô trách nhiệm trước lời nói của mình.

Tóm lại, câu ca dao nêu lên một lời khuyên nhằm nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, phải có ý thức, có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa.

2. Bình:

Tại sao ‘Nói lời phải giữ lấy lời?’. Vì sao ‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay?’. Lời nói, ngôn ngữ phản ánh sự hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức tư cách của mỗi người. Người thật thà, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người thì ăn nói chân thật, không dám dối trá nửa lời. Nói sao làm vậy, nghĩ như thế nào thì nói như thế ấy, đó là con người có đạo đức, có tư cách. Hứa với ai điều gì, việc gì thì phải giữ đúng. Như thế mới tốt. Trái lại, nói một đàng, làm một nẻo, nói mà không làm, hứa mà không thực hiện đúng lời hứa, đó là kẻ vô đạo đức, bất tín bất nghĩa. Kẻ bất tín, nói lời lại nuốt lấy lời, sớm muộn cũng lộ chân tướng xấu xa, bị mọi người xa lánh và khinh bỉ.

Trong mối quan hệ cộng đồng, niềm tin là một trong những cái quý báu nhất. Tinh cha con mẹ con, tình anh em, bằng hữu, tình vợ chồng, tình đồng đội… niềm tin là ngọn lửa thiêng liêng soi sáng tâm hồn. Còn niềm tin là còn tình người, còn hạnh phúc. Khi đã mất niềm tin là mất tất cả, con người sẽ nghi ngờ lẫn nhau. Mối quan hệ ‘người với người là bạn’ bị tan vỡ. Bởi vậy, ‘Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’ là bài học dạy ta cách làm người, cách sống chân thật, coi trọng tín nghĩa.

3. Luận

Phải học tập, học văn hóa, khoa học kĩ thuật, học cách làm ăn, học điều khôn lẽ phải ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Học nói lời hay ý đẹp, nhưng cốt lõi của sự học hành làm người là tu dưỡng đạo đức để biết sống chân thật, thực thà. Tục ngữ có câu: ‘Thật thà là cha mách qué’.

Niềm tin cho ta tình thương yêu, sức mạnh đoàn kết. Câu nói: ‘Một điều không tin thì vạn sự cũng chẳng tin’ là một điều răn, nhắc nhở chúng ta ‘nói lời phải giữ lấy lời…’.

Hứa mà không thực hiện là đáng chê trách. Dối trá, lừa bịp, lật lọng… là biểu hiện về sự sa đọa tâm hồn, đạo lí, dẫn đến những việc làm bất lương, tội ác. Biết giữ lời hứa là một nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Cha mẹ, con cái trong gia đình ngoài tình thương còn cần có niềm tin để phát huy gia phong. Bằng hữu lấy niềm tin để thắt chặt dây thân ái. Thầy mến trò, trò kính thầy trên niềm tin để dạy tốt học tốt.

Trong cuộc sống, lời nói có lúc được thể hiện qua các văn bản giao kèo, hợp đồng… do đó, ai cũng phải biết làm đúng, thực hiện đúng. Tính pháp lí gắn liền với tính đạo đức là như vậy.

Câu ca dao này vốn là lời cô gái nói với chàng trai đến tỏ tình, cầu hôn, vừa nhắc khẽ, vừa răn đe: trong tình yêu phải biết trọng lời hứa, giữ trọn danh dự, thủy chung sắt son, không được bạc tình bạc nghĩa ‘đừng xanh như lá bạc như vôi’ (Hồ Xuân Hương), ‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỂ

Thủ tín là một đức tính. Có nhân cách trọng danh dự mới biết trọng lời hứa. Vì thế chúng ta càng cảm nhận sâu sắc lời khuyên ‘Nói lời phải giữ lấy lời…’. Tuổi trẻ phải biết sống chân thực. Không được hứa liều, bừa bãi, phải xuất phát từ khả năng thực hiện để đưa ra lời hứa. Đã hứa thì phải làm đúng. Câu ca dao đã giáo dục em bài học biết trọng danh dự trong lời hứa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Kim Sang
07/11/2018 21:01:24
Mình cho bài gợi ý tưởng thôi để bạn triển ý nghe !!!!
  • Mở bài:

Lời nói tuy vô hình nhưng có tác động lớn đối với con người. Một lời nói là chứa đựng niềm tin tưởng và sự mong đợi của cả người nói lẫn người nghe. Thế nên, mỗi khi nói hay hứa với ai điều gì đó ta phải biết giữa lấy lời hứa ấy. nhằm nhắc nhở con người về điều này, cha ông ta có câu:

“Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”

  • Thân bài:

Nói có nghĩa là trình bày một suy nghĩ, một vấn đề với người khác. Giữ lấy lời có nghĩa là khi chúng ta nói ra lời rồi thì phải giữ lấy. Không được thay đổi lại suy nghĩ, lời nói ấy. Một khi đã nói, đã hứa thế nào rồi thì phải làm đúng như thế, không được sai lời. Đấy là những người biết coi trọng và đề cao uy tín của mình

Bướm đậu rồi lại bay là: con bướm đi tìm hoa, nhụy hoa để hút mật. Đậu từ bông hoa này sang những bông hoa khác. Không chắc chắn, người ta hay ví những con ong bướm với những người không chắc chắn, không biết coi trọng uy tín của mình.

Lời nói thể hiện sự hiểu biết, tri thức, đạo đứ và tư cách của mỗi người. Người có lòng tự trọng, thật thà và biết tôn trọng người khác thì ăn nói chân thật. Họ không bao giờ nói dối nửa lời hay hứa suông với ai điều gì.

Còn những người nói một đằng, làm một nẻo, hứa mà không thực hiện đúng lời hứa, nói mà không làm, nói lời lại nuốt lấy lời đó là những người vô đạo đức, không có uy tín thì sẽ bị mọi người xa lánh và khinh bỉ.

Thế nên, khi hứa bất cứ điều gì thì hãy giữ lời hứa đó. Hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.

Khi nói ra một lời nói nào đó chúng ta phải đảm bảo rằng lời nói ấy của mình là đúng đắn, chân thật, phù hợp với đạo lý. Những lời nói ấy phải đảm bảo khiến người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình.

“Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời….”

“Vàng sa xuống giếng, khôn tìm,
Người sa lời nói, như chim sổ lồng”.

  • Kết bài:

Lời nói chẳng mất tiền mua. Nó xuất phát từ bản thân của mỗi con người và con người hoàn toàn có khả năng làm chủ lời nói của mình. Bởi thế, không nên lợi dụng lời nói mà làm tổn thương nhau. Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng bao giờ nói suông, thất hứa. Đừng bao giờ lợi dụng lời nói để lừa dối người khác, mưu lợi riêng mình, đẩy người khác vào khó khăn, nguy hiểm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư