Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận bài tiến sĩ giấy ngắn gọn

cảm nhận bài tiến sĩ giấy ngắn gọn em cần 2 bài
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
409
0
0
LOVETHUTHUY
28/12/2023 21:44:14
+5đ tặng
  Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất thân trong gia đình Nho giáo nghèo. Hành trình thi cử, đỗ đạt của ông hết sức gian nan khi phải thi đến lần thứ 9, ông mới thành công. Thi nhân sống trong thời đại đất nước bị giặc ngoại xâm, thực dân Pháp thống trị nước ta, ông làm các chức quan ở triều đình Huế, song trước cảnh nước mất nhà tan, ông lui về ở ẩn. 
“Tiến sĩ giấy” là một trong những bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến. Trước hiện thực điên đảo của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIX, thi nhân thể hiện rõ sự bi quan, mất hết niềm tin vào những con người từng được xã hội phong kiến đề cao.

Mượn chuyện vịnh hình ảnh ông “tiến sĩ giấy” - một món đồ chơi quen thuộc của trẻ em vào mỗi dịp Tết Trung Thu, nhà thơ phê phán những kẻ “hữu danh vô thực”, có danh lợi nhưng không giúp ích được gì cho đất nước, đồng thời như một lời tự trào đối với chính bản thân mình - một nhà Nho bất lực trước thời cuộc.
“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!”
đối tượng được Nguyễn Khuyến miêu tả trong thơ hiện ra rất cụ thể: những đồ chơi hình ông tiến sĩ được làm bằng giấy, một ít phẩm màu đỏ, dành cho trẻ em chơi trong dịp Tết Trung Thu. Đó là hình ảnh những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực lực, vênh vang. Con người Nguyễn Khuyến với hoàn cảnh và thực tại éo le: đỗ cao, có tài, chịu ơn vua nước mà không làm được gì. Tất cả đã tạo nên hình tượng một tiến sĩ giấy:
“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi”

phép điệp từ “cũng” với giọng điệu mỉa mai được đặt ở đầu mỗi câu thơ, cùng với những đồ vật quý như: “cờ”, “biển”, “cân đai” đã phần nào chế giễu ông nghè thật mà giả, một chức danh không giá trị. “Mảnh giấy” được khéo léo tỉa, bồi, dán, một chút phẩm đỏ cho khuôn mặt, phải chăng là giá trị thấp kém của những ông nghè thật, chẳng một chút thực lực mà bề ngoài lại rất trang nhã. Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm thấy thi nhân đã sử dụng phép song hành đối lập để làm bật lên hình ảnh này. Cụm từ “thân giáp bảng” nghe có vẻ cao trọng, song lại được làm bằng mảnh giấy mỏng manh, tầm thường. “Mặt văn khôi” sao lại được tô điểm nhờ mấy nét son sơ sài, sự vô giá trị được tác giả miêu tả một cách đầy mỉa mai, châm biếm.
Tiếp đến, tác giả thể hiện sự bình phẩm, đánh giá của mình về tấm áo trên người những ông nghè:
“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời”
câu nghi vấn bày tỏ sự mỉa mai, châm biếm của tác giả đối với áo khoa danh. Những cụm từ đánh giá được thể hiện rõ trong câu thơ: “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời” - tức là sự dễ dãi, rẻ rúng. Nhẹ và hời vì có chức vị mà không có thực tài, có tiếng tăm và bổng lộc nhưng lại chẳng giúp được gì cho dân, cho nước. Lời thơ nhẹ nhàng song đầy châm biếm, giễu cợt.  
Sự xuất hiện của câu thơ kết vừa bất ngờ, vừa tự nhiên:
“Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi !”

thật bất ngờ khi câu thơ đang nói về thứ đồ chơi của trẻ em vào mỗi dịp Tết Trung Thu, bỗng dưng tác giả quên mất và nghĩ rằng đó là đồ thật. Dẫu tự nhiên song hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, thi nhân muốn lột trần bản chất vô liêm sỉ, mục ruỗng của những ông nghè vốn bằng xương bằng thịt.
Bài thơ đã toát ra ý tự trào. Bởi dẫu viết về ông nghè nhưng Nguyễn Khuyến lại nhìn thấy chính bản thân mình trong đó, dù ông khác với những kẻ danh lợi kia, không hợm hĩnh mà ngược lại còn nghiêm khắc với chính mình, luôn day dứt vì bản thân chưa làm được gì đền đáp cho vua.
  Thi nhân đã phát hiện mâu thuẫn giữa cái danh và cái thực ở những loại người. Nguyễn Khuyến đã mất niềm tin vào những con người từng được xã hội phong kiến đề cao. Thước đo ấy chính là khả năng giúp nước khi dân tộc đang nguy khốn, là việc đã làm được gì giúp ích cho đời, chứ không phải là danh lợi hư không.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
bé yêu
29/12/2023 09:13:15
+ Thể thơ: Bài Tiến sĩ giấy được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

+ Nhà thơ sử dụng triệt để các phép đối trong hai câu thực và hai câu luận.

+ Việc sử dụng triệt để các phép đổi đã tạo ra những hình ảnh tương phản trái ngược nhau

+ Ngôn từ được sử dụng ở đây khá độc đáo: ngôn ngữ đời thường, kể cả khẩu được sử dụng một cách linh hoạt.

h) Đánh giá giá trị nội dung của bài thơ:

– Bài thơ “Tiến sĩ giấy” là cả một nỗi niềm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ đã lên án, phê phán những kẻ “hữu danh vô thực”. Đồng thời ông cũng gửi vào đó nỗi ân hận, day dứt về trách nhiệm của một sĩ phu chân chính mà đành phải bó tay trước tình cảnh bi thương của đất nước.

3. Kết bài:

– Bài thơ “Tiến sĩ giấy” của nhà thơ Nguyễn Khuyến đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×