Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy? Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy, là lời kể của ai?

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?

Câu 2: Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy, là lời kể của ai?

Câu 3: Tìm các từ láy miêu tả hình ảnh bàn tay người mẹ trong đoạn trích?

Câu 4: Vì sao người mẹ lại có hành động “gật đầu”, “mỉm cười” với việc học củacác học trò?

Câu 5: Những việc làm của người mẹ trong văn bản cho thấy người mẹ có nhữngphẩm chất đáng quý nào?

Câu 6: Em mơ ước trong tương lai sẽ làm nghề gì? Vì sao?

Câu 7: Viết đoạn văn từ 8 - 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhữngước mơ?


----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
NỤ CƯỜI CỦA MẸ
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bằng cách khoanh đáp án đúng
hoặc trả lời câu hỏi:
“Mẹ tôi cầm tay học trò viết, từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông ra để học
trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ tôi khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa
theo bàn tay của các em. Đến khi xem lại những chữ học trò tròn trịa ngay ngắn, mẹ
tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ tôi cất tiếng đọc, một giọng đọc thanh thoát nhẹ nhàng để
trẻ con bắt chước theo. Nghe học trò đọc, không thấy nói ngọng nữa, mẹ tôi mỉm
cười trìu mến lắm. Nụ cười ấy mẹ tôi đã giữ trọn vẹn cho đến khi bà ra đi mãi mãi.
Vào những buổi tối mùa đông lúc hơi lạnh thấm qua cửa sổ khiến bàn tay tôi run
lên vì buốt giá, tôi lại nhớ đến những mùa đông năm nào...
Những buổi tối mùa đông ấy, gió bấc thổi len qua những bụi tre dày gai góc rì
rào như muốn tâm tình với mái nhà lợp rạ đầy lá tre khô rơi. Mái nhà ấy đã ôm ấp
mẹ con tôi, vì chiến tranh mà đã rời xa một phố cổ về với chốn thôn quê này.
Trên chiếc bàn tre, bên ngọn đèn dầu, mẹ tôi nghiêng mái đầu bên chồng vở học
trò. Mẹ tôi là cô giáo, suốt đời chỉ biết làm một nghề: dạy trẻ con tập đọc, tập viết
và tập làm tính.
Tối tối như thế, tôi thấy mẹ tôi ngồi nắn nót viết từng chữ mẫu đầu dòng bằng
mực đỏ lên từng cuốn vở học trò. Ngày ấy, chưa có những sách tập viết in những
hình chấm chấm để học trò tô theo như bây giờ. Mẹ tôi thường dùng bút chì viết
mẫu để sớm mai học sinh sẽ tô lên đó bằng bút mực.
Những tối mùa đông như thế, ngồi học bài bên mẹ tôi như một con mèo nhỏ, tôi
lắng nghe tiếng bút mẹ tôi đưa nhẹ lên trang giấy trắng những nét thanh, nét đậm.
Đôi khi tôi thấy gợn lên trong lòng một chút tê tê từ trên đầu ngón tay của mẹ tôi.
Thủa ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn
trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi
bảo cả mấy đứa ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé
nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò
viết, từng nét cong, nét thằng. Rồi khi buông ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ tôi
khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa theo bàn tay của các em. Đến
khi xem lại những chữ học trò tròn trịa ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ tôi
cất tiếng đọc, một giọng đọc thanh thoát nhẹ nhàng để trẻ con bắt chước theo. Nghe
học trò đọc, không thấy nói ngọng nữa, mẹ tôi mỉm cười trìu mến lắm.
Nụ cười ấy mẹ tôi đã giữ trọn vẹn cho đến khi bà ra đi mãi mãi.
Sau này mỗi khi viết xong được những dòng ngay ngắn, tôi lại thấy trên cao
xanh xa xa, mẹ tôi đang nhìn tôi khẽ gật đầu và mỉm cười trìu mến vô cùng.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
484
1
0
Gojo Satoru
29/12/2023 18:58:27
+5đ tặng

Câu 1: Người mẹ đã dạy cho những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ.

Câu 2: 5 tính từ miêu tả những đứa trẻ đó: nghịch ngợm, (viết) xấu, (bàn tay) khô ráp, chai sần, (đọc) ngọng.

Câu 3: Những việc làm của người mẹ trong văn bản thể hiện những phẩm chất đáng quý là: tận tụy, tâm huyết với nghề; yêu thương, dạy bảo cho lũ trò nhỏ, chỉ mong mai sau chúng đều khôn lớn thành tài...

Câu 4:

- Ước mơ trong tương lai em muốn làm nghề giáo viên.

- Bởi, giáo viên là một công việc nhìn vẻ ngoài thì vô cùng nhàn nhã, nhưng thực ra rất khó nhằn và đòi hỏi tính kiên trì. Tuy vất vả là vậy, nhưng nghề giáo vô cùng cao cả và đáng quý. Em muốn được cống hiến hết mình cho đời, cho đất nước; mỗi ngày lên lớp được nghe tiếng lũ trò nhỏ líu lo đọc bài, được cầm tay chúng viết nắn nót từng nét chữ. Giản dị, mà cao đẹp!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đinh Võ Vĩnh Toàn
30/12/2023 19:45:27
+4đ tặng

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại tự sự hay hồi kí vì nó mô tả các kỷ niệm và sự kiện từ quá khứ của người viết.

Câu 2: Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất, là lời kể của người con viết về kỷ niệm về mẹ của mình.

Câu 3: Các từ láy miêu tả hình ảnh bàn tay người mẹ trong đoạn trích là "cầm tay", "nắn nót viết từng chữ mẫu", "cầm tay học trò viết".

Câu 4: Người mẹ gật đầu và mỉm cười với việc học của các học trò để thể hiện sự hưởng ứng tích cực và khích lệ, gợi cảm xúc tích cực trong quá trình học tập của các em.

Câu 5: Các phẩm chất đáng quý của người mẹ được thể hiện qua sự kiên nhẫn, tình cảm, lòng nhân ái, và trách nhiệm nghề nghiệp cao cả.

Câu 6: Tôi khám phá ước mơ của tương lai và quan tâm đến nghề giáo viên hoặc những nghề có liên quan đến giáo dục vì tôi muốn theo đuổi nghề mà như người mẹ đã làm, để lan tỏa kiến thức và kỹ năng cho thế hệ tương lai.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư