Khu vực đền Sambor Prei Kuk hay còn gọi là "ngôi đền trong rừng rậm" có niên đại từ thế kỷ XVI-XVII, nằm thu mình trong những cánh rừng nhiệt đới ở tỉnh Kampong Thom, cách thủ đô Phnom Penh 206 km về phía bắc. Nơi này từng có tên là Ishanapura - được coi là thủ đô đầu tiên của đế chế Chân Lạp cổ. Đây là một nền văn minh cổ đại phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ VI và thế kỷ VII, trước khi đế chế Khơ-me ra đời. Quần thể đền Sambor Prei Kuk có diện tích lên đến khoảng 30km2 với 54 cụm đền chùa, các tháp bát giác, ao hồ chứa đá yoni cùng nhiều tác phẩm điêu khắc vô cùng giá trị có niên đại hơn 1000 năm. Đền được xây dựng bằng gạch nung kết hợp cùng đá sa thạch được kết dính bởi một loại nhựa cây trộn đường thốt nốt. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa tại quần thể đền Sambor Prei Kuk cũng mang phong cách đặc trưng Khơ-me cổ thời kì tiền Ăng-co và ít chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.