Bài thơ đêm Côn Sơn của Trần Đăng Khoa là một bài thơ thể loại lục bát. Đọc vào, tôi chỉ nghĩ rằng, bài thơ có gì đó thật là tinh tế như câu thơ "Ngoài thềm rơi cái lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng". Ở câu đó, tác giả đã quan sát một thứ "có thể coi là mờ nhạt" như một chiếc lá đa. Rõ ràng, nếu không có sự quan sát tinh tế thì không thể nhìn thấy một thứ quá đỗi "mờ nhòe" như thế. Cậu bé (hay tác giả?) trong bài đang ở trong một ngôi đền, có ông bụt ngồi trong đền (Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm/Nghĩ gì, ông vẫn ngôi yên lưng đền…), những cây hương trong ngôi đền màu đỏ (Bỗng đâu vang tiếng sấm rền/Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương). Đó là những chi tiết thể hiện điều đó. Và đó là đền ai? "Đồi thông sáng dưới trăng cao/Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm". Đó là đền của Nguyễn Trãi. Chính vì vậy, cậu bé mới mường tượng rả cảnh Nguyễn Trãi "ghé hồn" về nơi này. Nhìn ra rừng, cậu bé đã ngâm thơ - một chất rất riêng của Nguyễn Trãi và suy tư rất nhiều về di tích. Vậy, đêm ở Côn Sơn của cậu bé như thế làm tôi cảm thấy nao nao lòng, lại sờ sợ khi ở trong ngôi đền trong đêm, cứ như ghé thăm đền ma ấy! Nói chung, tôi vẫn thích bài thơ này vì nó hay, lại tinh tế như một chiếc bánh daifuku nhân kem mà tôi yêu thích.