I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: THẠCH SANH - TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ TIÊU BIỂU TRONG KHO TÀNG TRUYỆN CÓ DÂN GIAN VIỆT NAM Thạch Sanh là một truyện cổ tích hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc trưng tiêu biểu của thể loại cổ tích thần kỳ trong truyện cổ dân gian của nước ta. Điều dễ nhận thấy nhất ở truyện Thạch Sanh là công thức cố định của kể chuyện cổ tích, đó là: Công thức mở đầu: Ngày xưa ở... có một... Công thức kể phần diễn biến là toàn bộ câu chuyện Thạch Sanh lần lượt vượt qua nhiều hơn ba lần thử thách, các thử thách sau bao giờ cũng cam go, khó khăn hơn thử thách trước. Công thức kể phần kết thúc: Về sau, vua không có con trai, để nhường ngôi cho Thạch Sanh. Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật mồ côi và nhân vật dũng sĩ, đó là hai kiểu nhân vật quen thuộc xuất hiện trong truyện cổ tích thần kỳ. Thạch Sanh là nhân vật chính diện đẹp nhất, tiểu biểu và hoàn hảo nhất với nhiều mặt hoạt động rộng lớn, nhiều chiến công, nhiều loại kẻ thù và nhiều tài năng phẩm chất cao đẹp. Sự ra đời bình thường và khác thưởng của Thạch Sanh là yếu tố kỳ lạ khởi đầu cho mô típ nhân vật chàng dũng sĩ Thạch Sanh vẫn là Thái tử con Ngọc Hoàng được đầu thai vào nhà họ Thạch (ở Cao Bằng) để đền ơn đáp nghĩa cho ông bà Thạch Nghĩa ăn ở có đức, có nhân. Như vậy là chàng có nguồn gốc thần tiên, là "người Trời. Nhưng sau khi đầu thai vào nhà họ Thạch, Thạch Sanh đã sinh ra và lớn lên thành một con người ở cõi trần, trong xã hội phong kiến Việt Nam, có cha mẹ, họ tên, quê hương, nghề nghiệp và vị trí trong gia đình, xã hội rất rõ ràng, cụ thể. Điều này không phải nhân vật cổ tích nào cũng có, nó làm cho hình tượng nhân vật Thạch Sanh vừa có tính khái quát hóa, vừa giàu tính cụ thể, sống động. Chi tiết đó mở đầu, báo hiệu cho cuộc đời tràn đầy những yếu tố kì lạ, hoang đường của Thạch Sanh. Nguồn gốc thần linh đã tô điểm cho xuất thân cao quý, vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật. Việc thiên thần xuống dạy phép thuật và các môn võ nghệ cho Thạch Sanh là sự chuẩn bị cho chàng đối diện với những thử thách và đã lí giải cho chiến thắng của chàng ở những chặng tiếp theo của câu chuyện. Kết cấu của truyện "Thạch Sanh" là một kết cấu tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kỳ. Kết cấu gồm ba phần. Phần đầu nhân vật chính xuất hiện với sự ra đời có yếu tố thần kỳ. Chàng là con Thái tử, được truyền dạy võ nghệ. Phần giữa là cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong thế giới cổ tích. Nhân vật ra đi, gặp thử thách và vượt qua các thử thách, nhận phần thưởng sau mỗi thử thách. Phần thưởng là các phương tiện thần kỳ là trợ thủ đắc lực cho nhân vật vượt qua các thử thách nối tiếp sau đó. Phần kết thúc: Đổi đời hay là sự thay đổi số phận trong "thế giới cổ tích". Cả hai mô típ thưởng (cho nhân vật chính) và phạt (đối với kẻ ác, lực lượng thù địch) đều xuất hiện hợp lý trong truyện. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được lấy công chúa và lên ngôi vua. Mẹ con Lí Thông tuy được Thạch Sanh tha cho về nhưng đi đến giữa đường bị Thiên Lôi đánh chết. Đây là dạng kết thúc quen thuộc của truyện cổ tích, theo dạng "kết thúc có hậu; nghĩa là người nghèo, người bị áp bức, người tốt được bênh vực và hạnh phúc kẻ gian ác thì bị trừng phạt. Đó là quan niệm, cũng là triết lí của nhân dân về việc ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác; có công. được thưởng, có tội trừng phạt. (Trích Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, Nguyễn Thị Bích Hà) Câu 1. Văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Theo em, mục đích chính của người viết văn bản trên là gì? Câu 2. Câu văn nào đưa ra ý kiến của người viết về kết cấu của truyện Thạch Sanh.?Bằng chứng nào được đưa ra để làm rõ ý kiến truyện Thạch Sanh là công thức cố định của kể chuyện cổ tích" ? Câu 3. Tìm từ Hán Việt trong câu Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật mồ côi và nhân vật dũng sĩ, đó là hài kiểu nhân vật quen thuộc xuất hiện trong truyền cổ tích thần kỳ."? Câu 4. Truyện cổ tích Thạch Sanh được tác giả nhận xét ở những khía cạnh nào? Câu văn thể hiện ý kiến của người viết về nhân vật Thạch Sanh giúp mình với, mình đang cần gấppp !!! Chiều nay mình nộp rồi
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. thể loại; nghị luận - Mục đích của người viết văn bản theo em là để làm rõ ngọn nguồn của truyện cổ tích. đồng thời làm rõ những điều kì bí xuất hiện trong truyện Thạch Sanh. Chứng minh truyện Thạch Sanh mang yếu tố đặc trưng của cổ tích 2. - Kết cấu của truyện "Thạch Sanh" là một kết cấu tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kỳ. Kết cấu gồm ba phần. Phần đầu nhân vật chính xuất hiện với sự ra đời có yếu tố thần kỳ. Chàng là con Thái tử, được truyền dạy võ nghệ. Phần giữa là cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong thế giới cổ tích. Nhân vật ra đi, gặp thử thách và vượt qua các thử thách, nhận phần thưởng sau mỗi thử thách. Phần thưởng là các phương tiện thần kỳ là trợ thủ đắc lực cho nhân vật vượt qua các thử thách nối tiếp sau đó. Phần kết thúc: Đổi đời hay là sự thay đổi số phận trong "thế giới cổ tích". - Thạch Sanh là công thức cố định của kể chuyện cổ tích, đó là: Công thức mở đầu: Ngày xưa ở... có một... Công thức kể phần diễn biến là toàn bộ câu chuyện Thạch Sanh lần lượt vượt qua nhiều hơn ba lần thử thách, các thử thách sau bao giờ cũng cam go, khó khăn hơn thử thách trước. Công thức kể phần kết thúc: Về sau, vua không có con trai, để nhường ngôi cho Thạch Sanh 3. - Dũng sĩ - cổ tích 4. - Truyện cổ tích Thạch Sanh được tác giả nhận xét ở những khía cạnh: Thạch Sanh là nhân vật chính diện đẹp nhất, tiểu biểu và hoàn hảo nhất với nhiều mặt hoạt động rộng lớn, nhiều chiến công, nhiều loại kẻ thù và nhiều tài năng phẩm chất cao đẹp. - Câu văn thể hiện ý kiến của người viết về nhân vật Thạch Sanh + Thạch Sanh đã sinh ra và lớn lên thành một con người ở cõi trần, trong xã hội phong kiến Việt Nam, có cha mẹ, họ tên, quê hương, nghề nghiệp và vị trí trong gia đình, xã hội rất rõ ràng, cụ thể. + Điều này không phải nhân vật cổ tích nào cũng có, nó làm cho hình tượng nhân vật Thạch Sanh vừa có tính khái quát hóa, vừa giàu tính cụ thể, sống động + Nguồn gốc thần linh đã tô điểm cho xuất thân cao quý, vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật. + Việc thiên thần xuống dạy phép thuật và các môn võ nghệ cho Thạch Sanh là sự chuẩn bị cho chàng đối diện với những thử thách và đã lí giải cho chiến thắng của chàng ở những chặng tiếp theo của câu chuyện.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ