Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
   Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
LỄ HỘI ĐỀN HÙNG
Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).
Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Linh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hằng năm thường xuyên diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.
Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Đồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh giày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa. 
Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu, … của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích, ….
Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.
Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.
              (Lễ hội đền Hùng Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ phutho.gov.vn)
Câu 1: Loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ tổ là:  (1)
A. Bánh chưng, bánh giầy                                       B. Bánh gai, bánh tổ
C. Bánh tét, bánh bò                                                D. Bánh giò, bánh tiêu
Câu 2:  “Lễ hội đền Hùng” diễn ra vào thời gian nào? (2)
A. Từ ngày 08 đến hết ngày 09 tháng 2 âm lịch
B. Từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng 3 âm lịch
C. Từ ngày 20 đến hết ngày 29 tháng 4 âm lịch
D. Từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch 
Câu 3: Đền Hùng nằm ở tỉnh nào của nước ta? (1)
A. Nam Định                    B. Phú Thọ                    C. Bắc Giang               D. Thái Bình
Câu 4: Di tích lịch sử đền Hùng  được công nhận là “ Di tích quốc gia đặc biệt” vào năm nào?(2)
A. Năm 2000             B. Năm 2001                     C. Năm 2009                D. Năm 2010
Câu 5: Ý nào đúng nhất khi nhận xét về số từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu”. (3)
A. Số từ biểu thị số lượng chính xác                      B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng
C. Số từ biểu thị số thứ tự                                       D. Số từ biểu thị số lượng
Câu 6: Đối với lễ hội đền Hùng, người ta thường tổ chức hai phần chính đó là: (4)
A. Phần hội và ca múa hát                                     B. Phần lễ và nghi thức tổ chức
C. Phần rước với các cuộc rước thần                    D. Phần lễ và phần hội
Câu 7: Chọn câu không đúng việc thờ cúng  vua Hùng thể hiện: (5)
A. Sự biết ơn các vị vua của nhân dân ta.               B. Sự dũng cảm của nhân dân ta.
C. Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.                      D. Lòng yêu nước của nhân dân ta.
Câu 8: Bài ca dao nào gợi nhớ đến lễ hội đền Hùng? (6)
A.    Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
B.    Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
    C.   Dù ai đi ngược về xuôi
       Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
D.    Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
   Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu 9: Theo em, lễ hội đền Hùng có ý nghĩa gì trong cuộc sống của người Việt Nam ta? (8)
Câu 10: Hiện nay những lễ hội mang ý nghĩa tốt đẹp ấy đang dần bị mai một, theo em là một học sinh em cần làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. (9)

II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết một bài văn bày tỏ cảm xúc về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ). 
II        VIẾT    4,0
        a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết bài     0,25
        b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với người thân.     0,25
        c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí
HS triển khai bài văn theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác biểu cảm, kết hợp miêu tả, tự sự. Sau đây là một số gợi ý:    
        Dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.
- Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.
- Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.
2. Thân bài:
- Mẹ tôi năm nay 35 tuổi
- Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.
- Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.
- Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.
- Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.
- Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.
- Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.
-  Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận.
- Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.
- Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.
3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.
- Mẹ là cả một thế giới mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.
- Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.    2.5
        - Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình .    0,5
        d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.    0,5
        e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm.    
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.212
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ tổ là: A. Bánh chưng, bánh giầy
Câu 2: “Lễ hội đền Hùng” diễn ra vào thời gian nào? D. Từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch
Câu 3: Đền Hùng nằm ở tỉnh nào của nước ta? B. Phú Thọ
Câu 4: Di tích lịch sử đền Hùng được công nhận là “ Di tích quốc gia đặc biệt” vào năm n
16
1
Linh
02/01 19:05:11
+5đ tặng
PHẦN  I:
1A. Bánh chưng, bánh giầy 
2D. Từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch 
3B. Phú Thọ    
4 C. Năm 2009
5A. Số từ biểu thị số lượng chính xác
6 D. Phần lễ và phần hội
7 D. Phần lễ và phần hội
8C.   Dù ai đi ngược về xuôi
       Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
9. Theo em, lễ hội đền Hùng có ý nghĩa để tưởng nhớ và tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân trong việc giữ gìn và bảo tồn những truyền thống văn hóa cao đẹp​
10. 
  • Quảng bá những truyền thống của quê hương đến với mọi người;
  • Tham gia trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống;
  • Phát triển hơn nữa những truyền thống quê hương trở nên tươi đẹp hơn như phát triển nghề gốm của quê hương, nghề thêu, nghề đan lát.
  • Nắm vững và hiểu biết rõ về truyền thống của quê hương
PHẦN II:

Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Thầy có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Họ là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức.

Cô Minh Tú là giáo viên chủ nhiệm của em năm lớp sáu. Cô Tú dạy chúng em môn Ngữ văn. Cô cũng là người giáo viên mà em cảm thấy kính trọng và yêu quý nhất. Cô có dáng người cân đối. Cô cao khoảng một mét sáu mươi lăm. Khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc được cắt ngắn đầy trẻ trung. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Đặc biệt, chúng em đều rất thích những khi cô cười. Bởi khi ấy trông cô rất xinh đẹp.

Đối với em, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất tâm lí. Trong giờ học, cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của các môn học một cách tốt nhất. Khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở các bạn. Chính vì vậy mà chúng em mới tập trung để tiếp thu bài học. Ngoài giờ học, cô Minh Tú lại rất vui tính và thoải mái. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng em. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống.

Em còn nhớ như in kỉ niệm của mình với cô. Hôm đó, em bị gọi lên kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước em không học bài do mải xem bộ phim yêu thích. Em không trả lời được câu hỏi của cô và phải nhận điểm kém. Khi trở về chỗ, em nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của em rất nặng nề. Em lo lắng báo cho bố mẹ biết. Cuối buổi học, em đã chủ động lên xin lỗi cô. Cô không trách mắng, mà chỉ mỉm cười nhắc nhở em. Cô còn nói rằng sẽ cho em cơ hội để gỡ điểm. Trở về chỗ mà em cảm thấy thật may mắn, thầm cảm ơn sự bao dung của cô.

Đến bây giờ, cô Minh Tú vẫn là giáo viên chủ nhiệm của lớp em. Em cảm thấy rất vui vì điều đó. Em rất yêu quý cô Tú - người giáo viên kính mến.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Gia Phu
09/05 20:00:34
1A    2D 3B 4C 5D 6D 7A 8C

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo