Viết các phương trình khi tiến hành thí nghiệm sau và viết phương trình minh họa (nếu có)
Câu 1: Viết các phương trình khi tiến hành thí nghiệm sau và viết phương trình minh họa (nếu có): a.Cho cây đinh sắt vào dung dịch HCl sau một thời gian thấy có nhiều bọt khí thoát ra. b.Cho dây đồng vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian thấy có chất rắn màu trắng bám vào dây đồng. c.Cho mảnh nhôm vào dung dịch axit clohiđric. d.Cho mảnh nhôm vào muối đồng (II) sunfat. Câu 2: Cho các cặp chất sau: a.Kẽm và axit clohiđric b. và dung dịch bạc nitrat c.Nhôm cháy trong oxi. d.Sắt và lưu huỳnh b. cháy trong khí Clo. Cặp nào có phản ứng. Viết phương trình (nếu có) Câu 3: Giải thích hiện tượng sau: a.Vì sao vôi sống để lâu trong không khí bị hóa rắn b.Dùng vôi khử chua đất trồng. c.Có nên dùng đồ nhôm để đựng nước vôi? d. dùng để khử trùng nước Bằng kiến thức hóa học em hãy cho biết nguyên nhân hiện tượng. Giải thích nguyên nhân. Câu 4: Một số kim loại dùng trong đời sống hằng ngày như: Sắt; nhôm, đồng... Trong 1 số trường hợp sẽ bị ăn mòn. Vậy em hãy cho biết a.Các biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn b.Lấy 02 ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm ( hoặc thấy người thân làm) để bảo vệ kim loại trong gia đình. Câu 5: Cho 54,1 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaCl vào 200ml dung dịch axit clohiđric tạo ra 8,96 lít khí (đktc). Tính: a. Khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu. b. Phần trăm theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu. c. Nồng độ mol của dung dịch axit clohiđric. d. Khối lượng muối tạo thành. Câu 6: Cho 8,8 gam hỗn hợp gồm Sắt và Đồng và 100ml dung dịch axit clohiđric tạo ra 2,24 lít khí (đktc). Tính: a. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. b. Nồng độ mol của dung dịch axit clohiđric. c. Khối lượng muối tạo thành.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).