Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích nhân vật dế mèn trong bài "bài học đường đời đầu tiên"

viết bài văn phân tích nv dế mèn trong bài "bài học đường đời đầu tiên"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
146
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" của nhà văn Tô Hoài, nhân vật Dế Mèn được xem là một nhân vật đặc biệt và có ý nghĩa sâu sắc. Dế Mèn không chỉ là một con côn trùng nhỏ bé mà còn là biểu tượng cho sự kiên nhẫn, sự cố gắng và lòng nhân hậu.

Đầu tiên, Dế Mèn được miêu tả là một con dế nhỏ bé, yếu đuối và không có khả năng bay. Tuy nhiên, Dế Mèn không chấp nhận số phận của mình mà quyết tâm học cách bay. Nhờ sự kiên nhẫn và cố gắng không ngừng, Dế Mèn đã vượt qua khó khăn và trở thành một con dế bay giỏi. Từ đó, Dế Mèn đã trở thành nguồn cảm hứng cho các con dế khác, chứng tỏ rằng không có gì là không thể nếu ta có đủ ý chí và nỗ lực.

Bên cạnh đó, Dế Mèn cũng là một nhân vật rất nhân hậu và tốt bụng. Trong câu chuyện, Dế Mèn đã giúp đỡ các con dế khác khi chúng gặp khó khăn. Dế Mèn không chỉ quan tâm đến việc bay mà còn quan tâm đến sự phát triển và hạnh phúc của những người xung quanh mình. Điều này cho thấy Dế Mèn có lòng nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Bài học mà Dế Mèn mang lại cho chúng ta là sự quyết tâm và lòng nhân hậu. Dế Mèn đã chứng minh rằng không có gì là không thể nếu ta có đủ ý chí và nỗ lực. Bất kể khó khăn và trở ngại, chúng ta cần kiên nhẫn và không bỏ cuộc. Đồng thời, chúng ta cũng cần có lòng nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Chỉ khi ta có lòng nhân hậu, ta mới có thể tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

Tóm lại, nhân vật Dế Mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" của nhà văn Tô Hoài là một biểu tượng cho sự kiên nhẫn, sự cố gắng và lòng nhân hậu. Dế Mèn đã chứng minh rằng không có gì là không thể nếu ta có đủ ý chí và nỗ lực. Đồng thời, Dế Mèn cũng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của lòng nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
6
0
Tr Hải
04/01/2024 22:48:40
+5đ tặng

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài là Dế Mèn phiêu lưu kí. Nổi bật trong đoạn trích là nhân vật Dế Mèn. Nhân vật này đã được khắc họa vô cùng sinh động trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.

Trước tiên, Dế Mèn được khắc họa về ngoại hình. Đoạn văn mở đầu là lời Dế Mèn tự giới thiệu về bản thân với giọng điệu tự hào.Vì ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn rất chóng lớn. Chẳng bao lâu thì Mèn đã trở thành một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Những bộ phận trên cơ thể của Dế Mèn được tác giả miêu tả chi tiết. Đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Hình ảnh Dế Mèn hiện lên giống như một con người - một chàng thanh niên tràn trề sức khỏe, năng lượng. Từng hành động được miêu tả của Dế Mèn gợi ra sự khỏe khoắn. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, khi muốn thử sự lợi hại của chúng, chú lại “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Dế Mèn còn tự nói về mình đầy tự hào: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Giọng phần có phần hài hước, pha chút kiêu ngạo.

Tiếp đến, Dế Mèn hiện lên qua nét tính cách. Một chàng thanh niên hung hăng, ngang ngược và kiêu ngạo. Dế Mèn nghĩ mình là nhất nên dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó. Đặc biệt là với anh bạn hàng xóm Dế Choắt: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Cả khi Dế Choắt muốn nhờ giúp đỡ, thì Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Hình ảnh Dế Mèn càng thêm sinh động, gần gũi với nét tính cách như một con người.

Nhưng bởi vì thói kiêu căng, ngạo mạn mà Dế Mèn đã phải nhận bài học đắt giá. Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc, khiến chị ta tức giận. Nhưng sau đó, cậu ta chỉ dám nằm yên trong tổ, không dám ra nhận lỗi. Cuối cùng, Dế Choắt đáng thương bị chị Cốc mổ cho đến chết. Hành động của Dế Mèn có phần xốc nổi, cho thấy sự thiếu chín chắn, trưởng thành của nhân vật này. Đó chính là sự đối lập giữa ngoại hình và tính cách của nhân vật. Lời khuyên của Dế Choắt - người mà Dế Mèn luôn coi thường nay lại có sức cảm hóa lớn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Cái chết của Dế Choắt khiến Dế Mèn ân hận, xót xa. Rõ ràng, Dế Mèn cũng có tình cảm, Chính nhờ câu nói đó, Dế Mèn mới thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm. Có thể thấy rằng nhân vật Dế Mèn là nhân vật tiêu biểu của truyện đồng thoại - được tác giả xây dựng vừa mang những đặc điểm của loài vật, vừa mang những đặc điểm của con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Uyen Trang
04/01/2024 22:50:03
+4đ tặng

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

CTY TNHH NGHỆ NĂNG
thank bạn nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×