Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sinh học - Lớp 9
05/01 05:47:32

Nguyên nhân và 1 số biệt pháp giúp ngàn ngừa phát sinh bệnh đạo

Nguyên nhân và 1 số biệt pháp giúp ngàn ngừa phát sinh bệnh đạo
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
43
1
1
Tiến Dũng
05/01 05:57:58
+5đ tặng

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng, lúa chét, cỏ dại… Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ nấm sẽ xâm nhập vào cây, nấm tiết ra một số độc tố như axit - picolinic và pyricularin có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzyme của cây, kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa, làm cho cây khi bị nhiễm nặng sẽ rất khó phục hồi. Nấm đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử trong rơm rạ và hạt giống bị bệnh. Ngoài ra nấm còn tồn tại trên ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa ma, gốc rạ, lúa chét…sinh trưởng phát triển quanh năm. Bào tử phát tán nhờ gió là phương thức lây lan quan trọng nhất của bệnh đạo ôn.

Bệnh có thể phát sinh, phát triển ở nhiệt độ từ 8 – 370C nhưng gây hại thích hợp nhất với điều kiện nhiệt độ từ 24 – 280C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao đặc biệt là có sương mù về đêm và sáng sớm. Bệnh có thể phát triển mạnh ở vùng đất tốt ở ven làng, ở chân ruộng thiếu nước hoặc bón phân không cân đối, thừa đạm.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn là loại bệnh gây hại nghiêm trọng, dễ phát triển gây hại nhanh trên diện rộng. Vì vậy để phòng trừ bệnh hiệu quả bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra, bám sát đồng ruộng và áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ bệnh đạo ôn, trong đó đặc biệt lưu ý:

- Đối với diện tích lúa gieo sạ dày: Điều tiết mực nước trên đồng ruộng hợp lý để hạn chế cây lúa đẻ nhánh (giữ mực nước trong ruộng ngập 2/3 cây lúa), làm sạch cỏ dại trên đồng ruộng; Bón phân cân đối, đặc biệt không bón thừa đạm, nên thay thế đạm Urê bằng NPK tổng hợp, nên bón thêm Kali  để tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây lúa trong giai đoạn hiện nay.

- Trên những chân ruộng bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân, kể cả phân bón qua lá, điều chỉnh mực nước hợp lý tùy theo nhu cầu của cây lúa (khoảng 3-5cm), không để ruộng khô hạn, khẩn trương phun thuốc phòng trừ  bệnh bằng các loại thuốc như: Beam 75WP, Filia 525SE, Map Famy 700WP, Fujione 40EC,... theo liều lượng khuyến cáo, cần chú ý phải phun ướt đẩm toàn bộ lá lúa thì mới có hiệu quả, ruộng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau 5 - 7 ngày.

- Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, cần kiểm tra khi bệnh ngừng phát triển (lá mới ra không bị nhiễm bệnh) mới được bón phân. Cần chú ý hạn chế lượng đạm và tăng cường bón phân Kali giúp cho cây có sức đề kháng với bệnh.

- Đối với bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa vào trỗ. Ruộng đạo ôn lá đã chữa trị khỏi thì ruộng đó ít nhiều cũng sẽ bị bệnh đạo ôn cổ lá và cổ bông, do đó bước vào giai đoạn bắt đầu trỗ (trổ vè) phải phun thuốc. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho đạo ôn cổ bông phát triển gây hại cần phun phòng cho các ruộng gieo cấy giống nhiễm, ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm… trước khi lúa trỗ 5-7 ngày, nhất là khi trỗ gặp điều kiện nhiệt độ dưới 280C, tiết trời râm mát, sương mù hoặc có mưa nhỏ, mưa rào;

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
quangcuongg
05/01 08:31:28
+4đ tặng

Cơ chế phát sinh hội chứng Đao là do rối loạn trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ, thường là ở mẹ. Khi một cặp NST số 21 không phân ly tạo thành một giao tử có cả cặp NST số 21 và một giao tử không có, cơ chế này gây ra hội chứng Đao.
Biện pháp :

 - Đấu tranh chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học.

      - Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễu môi trường.

      - Sử dụng hợp lí, đúng quy định khi sử dụng thuốc sâu, diệt cỏ và một số chất độc có hại khác.

      - Khi đã mắc một số tật, bệnh di truyền nguy hiểm thì không nên kết hôn, nếu kết hôn thì hạn chế hoặc không nên sinh con. Đặc biệt trường hợp gia đình chồng đã có người mang tật, bệnh di truyền, người phụ nữ lại mang tật, bệnh di truyền đó thì không nên sinh con.

2
0
Hoangchau
05/01 13:38:08
+3đ tặng
Nguyên nhân phát sinh bệnh đao: (có 3 nst số 21)
Trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ, khi cặp nst số 21 không phân li, tạo ra giao tử n+1 và giao tử n-1, cơ thể còn lại giảm phân bình thường cho ra giao tử n. Trong thụ tinh sự kết hợp 2 giao tử này lại tạo ra hợp tử 2n+1

Biện pháp giúp ngăn ngừa phát sinh bệnh đao:

- Đấu tranh chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học.

- Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễu môi trường.

- Sử dụng hợp lí, đúng quy định khi sử dụng thuốc sâu, diệt cỏ và một số chất độc có hại khác.

- Khi đã mắc một số tật, bệnh di truyền nguy hiểm thì không nên kết hôn, nếu kết hôn thì hạn chế hoặc không nên sinh con.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Sinh học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo