LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Em hãy kể lại một câu chuyện có nội dung như câu ca dao trên

Đề 1:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Em hãy kể lại một câu chuyện có nội dung như câu ca dao trên.

Đề 2:
Địa phương em có tổ chức một đợt thi sáng tác về đề tài "Bảo vệ môi trường". Em hãy viết một câu chuyện nhỏ để tham gia cuộc thi

Giải nhanh hộ Nhii nha. Mơn nhìu !
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.389
2
2
Chymtee :"v
10/11/2018 21:18:18
Đề 1
Nhiều người cho rằng ca dao Việt Nam và cả thơ nữa, thường nói về mẹ nhiều hơn cha. Sự thật là như vậy mặc dù mỗi người chúng ta đều kính yêu hai đấng sinh thành như nhau. Người Việt Nam nào cũng coi đó là chữ Hiếu. Chữ Hiếu cũng là đạo Hiếu.

Ca dao của ta cũng có dành phần tình cảm trân trọng, sâu sắc với cha đấy chứ, chỉ ít hơn mẹ về số câu mà thôi. Chẳng hạn mấy câu quen thuộc sau đây đều nói chung về song thân:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!

Lụt nguồn trôi trái bòn bon,
Cha mất mẹ còn chịu chữ mồ côi.

Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha mất gót con lấm sình (bùn)

Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ lót lá nằm đường …

Ông cha còn có một vị trí hết sức quan trọng được khẳng định trong câu cách ngôn: “Con có cha như nhà có nóc”.

(…)

Ca dao, thơ, nhạc về mẹ có hàng trăm bài hay và cảm động , không thể kể hết. Chẳng những các tác giả của ca dao, thơ, nhạc mà người con nào cũng “nói” về mẹ nhiều hơn cha dù chữ Hiếu đối với cha mẹ vẫn sâu nặng ngang nhau. Điều này nghiệm ra cũng có lý do để chúng ta thường nói nhiều về mẹ. Trước hết, ngoài lẽ thiêng liêng của tình mẫu tử còn vì một liên quan máu thịt thực sự giữa mẹ và con. Mọi người con, khi còn là một thai nhi đều nối liền với thân thể mẹ bằng một cuống nhau. Sự liên quan này là một thực thể tuyệt đối. Thai nhi mỗi ngày mỗi lớn bằng cách “ăn bớt” những phần dinh dưỡng tốt nhất của cơ thể mẹ. Không ít bà mẹ nghèo vì chịu sự san sẻ này cho đứa con còn trong bụng mà cơ thể bị suy kiệt.

Hơn chín tháng trời, mẹ còn phải chịu đựng sự quậy, đạp rất vô tư hàng phút, hàng giờ của thai nhi. Mẹ đã yêu thương và cam chịu đau đớn ngay khi chúng ta còn chưa chào đời.

Qua thời gian mang nặng đẻ đau, mẹ phải trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng con, nhịn ăn, nhịn mặc, chịu khó, chịu khổ, lo lắng từng giấc ngủ, cơn đau của con…

Cứ thế, mẹ cùng cha dưỡng dục con cho đến lúc trưởng thành, học hành đỗ đạt rồi như con chim đã đủ lông vững cánh để bay xa. Sự chia ly ấy là vết đau trong lòng cha mẹ nhưng hai người đều mong và chấp nhận như thế để con được thành nhân, thành danh.

Nói nhiều về mẹ bởi những lý do trên, nhưng đạo Hiếu là dành cho cả cha lẫn mẹ. Mùa Vu Lan báo hiếu nếu chỉ dành cho mẹ là thiếu mất một nửa.

Tuy nhiên, dù có lòng hiếu thảo đến đâu, đa số người con vẫn không thể làm tròn chữ Hiếu với hai đấng sinh thành, vì:

- Thời ta còn nhỏ dại thì cha mẹ chịu vô vàn cơ cực để nuôi dạy ta.

- Khi ta trưởng thành, đã làm ra của cải vật chất thì cha mẹ đã già rồi, không còn hưởng được những “hiếu phẩm” của con cái cung phụng nữa!

- Vì cuộc sống, nhiều người con phải xa nhà nên chuyện “sớm thăm tối viếng” cũng rất hạn chế…

Dân gian ta từ xưa đã có câu “nước mắt chảy xuống” hàm ý rằng cha mẹ dành hết tình thương cho con chứ con không thể nào đền đáp công ơn cha mẹ đúng theo tâm nguyện, mặc dù không có bậc cha mẹ nào đòi hỏi điều ấy.

Muốn “nước mắt chảy lên” thật là khó!

Mọi người sớm hay muộn cũng đều có cha mẹ già, lần lượt tất cả chúng ta cũng thành những kẻ mồ côi. Vòng nhân sinh cứ thế mà tiếp nối để rồi ai ai cũng có lúc:

Ngó lên nhang tắt, đèn mờ
Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
doan man
10/11/2018 21:18:39
đề 1. “Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Câu ca dao thật là quen thuộc đến độ ai cũng có thể đọc thuộc lòng, nhưng có mấy ai cảm nhận thật sự ý nghĩa của nó, có làm tròn được “Đạo con”. Tất cả chúng ta có ai là không do cha sanh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời nầy mà không nhờ ơn cha mẹ. Tình cha nghĩa mẹ như Thái sơn cao ngất, như nguồn nước trong lành tắm mát đời con. Con ra đời trong sự lo lắng của cha, trong nỗi đau đớn nhọc nhằn của mẹ. Thế nhưng lòng mẹ cha vẫn ngập tràn niềm vui sướng khi con thơ mở mắt chào đời, con là niềm hạnh phúc của mẹ, con là niềm tự hào của cha. Mở mắt đi con cửa đời đang rộng mở, đừng sợ con yêu hãy can đảm lên nào, đón con vào đời đã có mẹ cha. Vất vả ngược xuôi, mẹ cha vật lộn với đời cho con manh áo, miếng cơm, cái chữ, vì nụ cười trẻ thơ đâu quản gian lao, dù cho phải làm chuyện tội tình phải vương vào nghiệp báo. Thế nhưng thuở nhỏ chưa biết phân biệt phải trái, cho đến khi khôn lớn thành tài, trong chúng con có ai thật lòng nhớ ơn cha mẹ, đền đáp nghĩa sanh thành. Chúng con đã quen được cha đùm bọc, mẹ chăm sóc nên cứ nghĩ rằng đó là bổn phận, là trách nhiệm mà quên đi nghĩa sâu dày. Chúng con ích kỷ mãi lo vun vén cho mình, lo xây dựng tương lai mà quên đi cha mẹ già, đang tựa của chờ trông một vòng tay con trẻ yêu thương chăm sóc, một lời an ủi chân thành tha thiết. Để rồi khi thất chí, thua kém người đời chúng con lại oán cha giận mẹ. Than ôi! tội bất hiếu thật tày đình biết kể sao cho xiết. Có khi cha mẹ già yếu, được ở kề bên chúng con lại cho là gánh nặng mà khinh khi bạc đãi chẳng chăm sóc đỡ nâng. Sao chẳng nhớ lại lúc ấu thơ, ăn chẳng được, nói cũng không huống chi là đi đứng thì ai là người dưỡng dục, chở che. Để rồi khi cha mẹ mất đi lại khóc than kể lể thì có nghĩa gì đâu. Trên bàn thờ nhan khói lạnh lùng chỉ là tấm ảnh vô hồn, mẹ cha còn đâu nữa.
“Mẹ già như chuối chín cây. Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi. Mồ côi tội lắm ai ơi! Đói cơm khát nước biết người nào lo. Đói cơm khát nước biết người nào lo.”
Giờ đây con mới cảm nhận được sự cô độc lạnh lùng, khi thiếu tình thương vô bờ của cha mẹ. Ai sẽ là người dỗ dành an ủi lúc buồn đau, ai nâng đở khi dòng đời xô đẩy. Chỉ cha mẹ là hy sinh tất cả cho con mà không đòi hỏi đáp đền. Cha mẹ là bến đổ bình yên, là cội nguồn yêu thương hạnh phúc. Không cha không mẹ là nỗi đau lớn nhất, bất hạnh nhất, mà không gì có thể bù đắp được. Hạnh phúc thay khi còn cha mẹ, khi được cài bông hồng đỏ thắm tình yêu thương. Chúng con nguyện với lòng sẽ cố gắng hết sức, dù là một việc nhỏ bé, để làm vui lòng cha mẹ để mai này không hối hận ăn năn. Để ngày nào trong năm cũng là ngày Vu Lan, là ngày nhớ ơn cha mẹ. Nước mắt tuôn rơi xót xa, khi trên áo chúng con là bông hồng trắng thương đau. Thương cha nhớ mẹ ngậm ngùi lòng con. Dù muộn màng nhưng chúng con sẽ tích góp nhiều công đức, để hồi hướng cho cha mẹ được về cảnh Tây phương cực lạc.
Ngày tháng thoi đưa, tuổi xuân sẽ qua, tuổi già sẽ đến, tiền tài vật chất, sức khỏe rồi cũng sẽ phai tàn nhưng tình yêu thương, công đức sanh thành không bao giờ phai nhạt. Hãy làm tròn chữ hiếu, làm tròn đạo con. Đừng để đến phút cuối cuộc đời mới quay đầu hối tiếc thì đã muộn màng.
“Công đức sinh thành, làm con phải hiếu. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
2
2
doan man
10/11/2018 21:19:45
đề 2.

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết... cứ "vô tư" ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch... gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải "sống chung" với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp... ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí... hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn... vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng...

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư