Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài thơ “Chiều xuân” trích trong tập thơ “Bức tranh quê” là một thi phẩm đầy yên bình và dịu ngọt vị xuân quê nhà. Trong đó có bài “chiều xuân” Anh Thơ đã miêu tả một bức tranh quê chiều xuân thanh bình, đồng thời thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của mình.
Cảnh quê hương thanh bình yên ả của một quê hương giàu đẹp được thi nhân đón nhận bằng cả tâm hồn. Trải rộng bài thơ trích trong tập thơ “bức tranh quê” xuất bản năm 1941.
Khổ thơ thứ nhất tương ứng với bức tranh thứ nhất, tả cảnh một chiều mưa bụi với những hình ảnh thân thuộc, “bến sông vắng khách”, “quán tranh” và “chòm xoan đầy hoa tím”:
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”.
Trong chiều mưa lạnh, quang cảnh bến sông ven làng càng tiêu điều, vắng vẻ. Một bức tranh dường như thiếu sắc màu và ánh sáng. Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của không gian vẫn có sự hoạt động của cảnh vật, dù là nhẹ đến mức như có như không: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng. Con đò thường ngày tất bật chở khách sang sông, giờ đây dường như mệt mỏi, biếng lười nằm mặc nước sông trôi. Còn quán tranh cũng như thu mình lại, đứng im lìm trong vắng lặng bởi không còn khách vào ra với tiếng cười, tiếng nói rộn ràng. Chòm xoan hoa tím rụng tơi bời trước ngọn gió xuân còn vương hơi lạnh của buổi tàn đông. Tất cả đều như ẩn chứa một nỗi buồn sâu kín khó nói thành lời.
Ở khổ thứ 2, từ cái nhìn bao quát tác giả đi gần vào với con người và thiên nhiên
“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa .”
Cảnh chiều xuân được mở rộng hơn sau những ngày băng giá, xuân về cỏ non trở nên tốt tươi hơn “cỏ non tràn biếc cỏ”, điệp từ “cỏ” được lặp lại 2 lần đã khắc họa được cảnh vật thân quen ở nông thôn, cỏ non xanh mơn mởn, sức sống bừng lên mạnh mẽ qua cụm từ “tràn biếc cỏ” trên nền hình ảnh cỏ xuân ấy, chiều xuân hiện ra thật sinh động:“Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ” cùng với đàn bò đang gặm cỏ để ăn và cao hơn một chút là: “Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió”, cảnh vật có động nhưng thật nhẹ nhàng vì đàn sáo đen sà xuống nhưng chỉ mổ một cách vu vơ, vài ba cánh bướm thì lại không bay mà để mặc trôi trước gió, mấy chú trâu bò kia lại cúi thong thả ăn mưa, cách miêu tả của Anh Thơ đã làm cho vật đã tĩnh nay càng thêm tĩnh, càng trở nên mơ hồ, huyền hoặc hơn.
Ở khổ thứ ba, con người xuất hiện làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh sinh hoạt:
“Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra.
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm,
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.”
Đồng lúa quê hương xanh rờn được đắm mình trong những cơn mưa xuân, lúa lặng lẽ tận hưởng vị mát dịu của những hạt mưa trong lành mà ông trời ban tặng, ướt đẫm trên lá. Những cánh cò trắng trốn mình nơi những vạt lúa xanh, "chốc chốc" bay ra tận hưởng khí trời xuân tuyệt diệu.
Đẹp nhất là hình ảnh những người lao động thôn quê, cần mẫn cúi cuốc cào, chắc có lẽ "cô nàng yếm thắm" ấy đang tập trung với công việc của mình mà chợt cò bay ngang qua khiến nàng không khỏi giật mình. Thửa "ruộng sắp ra hoa" phải chăng chính là những thành quả lao động mà còn người sẽ nhận được sau những ngày vất vả cuốc cày chăm bón.
Tóm lại, tác giả đã khắc họa bức tranh những cảnh vật khác nhau với những dáng vẻ khác nhau nhưng đó đều là những hình ảnh rất thân thuộc, gần gũi với làng quê nông thôn, mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật. Bài thơ mang cho ta cảm nhận về bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều xuân êm đẹp, qua đó gợi lên tình yêu quê hương đất nước sâu sắc trong trái tim mỗi con người chúng ta.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |