a, Đặc điểm của lãnh địa phong kiến
- Các lãnh địa phong kiến được hình thành vào khoảng thế kỉ IX, đây là vùng đất đai rộng lớn của các lãnh chúa.
- Đặc điểm về cơ cấu: đất đai trong lãnh địa được chia thành 2 phần: đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh.
+ Đất khẩu phần là vùng đất đai ngoài lâu đài, chủ yếu là đất canh tác, được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.
- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính - kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa:
+ Lãnh chúa có toàn quyền quyết định trên vùng đất đai của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng, tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa.
+ Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Ngoại trừ muối và sắt được mua từ ngoài, mọi thứ cần dùng như lương thực, thực phẩm, công cụ lao động hay quần áo, giày dép đều do nông nô tự sản xuất trong lãnh địa. => Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp.
b,
Sự phát triển của vương quốc Campuchia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, ngoại giao,...
- Chính trị
- Các vương triều ra sức củng cố quyền lực, quan tâm đến đời sống nhân dân.
- Vua Giay-a-vác-ma II: mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho lữ hành, mở các cơ sở khám, chữa bệnh trên khắp đất nước.
- Kinh tế:
- Nông nghiệp: đào nhiều hồ, kênh mương để dự trữ và điều phối nước tưới.
- Đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác làm thổ sản,...
- Thủ công nghiệp: làm đồ trang sức, chạm khắc phù điêu,...
- Ngoại giao: sử dụng vũ lực để không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài.
- Lãnh thổ mở rộng sang vùng hạ lưu sông Chao Phray-a và trung lưu sông Mê Công.
- Năm 1190: tiến đánh và biến Chăm-pa thành một tỉnh của mình.
=> Trong thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia là một trong những vương quốc mạnh và hiếu chiến nhất ở Đông Nam Á.