Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Trao duyên, đọc tác giả Nguyễn Du

Báo bài ngày mai
Văn lớp 11 : soạn bài trao duyên, đọc tác giả Nguyễn du
soạn bài và giải thích khi soạn bài
giải bài tập sau khi soạn bài
1 trả lời
Hỏi chi tiết
61
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Báo bài ngày mai: Văn lớp 11 - Soạn bài "Trao duyên" của tác giả Nguyễn Du, giải bài tập sau khi soạn bài.

Trong bài viết ngày mai, chúng ta sẽ tìm hiểu về bài văn "Trao duyên" của tác giả Nguyễn Du. Đây là một trong những bài văn nổi tiếng trong chương trình Văn lớp 11, được xem là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam.

Trước khi giải bài tập, chúng ta cần hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của bài văn "Trao duyên". Bài văn này kể về câu chuyện tình yêu giữa hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Kim Trọng. Thúy Kiều là một cô gái xinh đẹp, thông minh và tài năng. Cô đã phải trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời, từ việc bị bán vào làm nô lệ cho đến việc phải đánh đổi tình yêu của mình để cứu gia đình. Trong khi đó, Kim Trọng là một chàng trai trẻ, tài giỏi và giàu có. Anh đã yêu Thúy Kiều từ cái nhìn đầu tiên và đã cố gắng giúp đỡ cô thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.

Bài văn "Trao duyên" mang đến cho chúng ta những bài học về tình yêu, lòng nhân ái và sự hy sinh. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh sắc nét để tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa.

Sau khi đã hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của bài văn "Trao duyên", chúng ta sẽ tiến hành giải bài tập liên quan đến bài văn này. Bài tập có thể liên quan đến việc phân tích các tình huống, nhân vật, ý nghĩa của các câu chuyện trong bài văn, hoặc có thể yêu cầu viết một đoạn văn tả cảnh trong bài văn.

Hy vọng rằng bài viết ngày mai sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bài văn "Trao duyên" và có thể giải quyết tốt các bài tập liên quan đến nó.
1
0
Vân Phong
09/01 19:41:46
+5đ tặng
1. Chuẩn Bị

– Một số lưu ý:

  • Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc.
  • Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.
  • Nội dung: Qua đoạn trích “Trao duyên”, tác giả Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều; Nghệ thuật: khắc họa nội tâm nhân vật, sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ, sử dụng thành công ngôn ngữ, thể thơ của dân tộc…
2. Đọc Hiểu

Câu 1. Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào trong tình yêu?

Chiếc vành, bức tờ mây, đàn, hương

Câu 2. Thúy Kiều nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Kiều như thế nào?

  • Thúy Kiều nói với Kim Trọng
  • Tâm trạng: đau đớn, xót xa
3. Trả Lời Câu Hỏi

Câu 1. Đoạn trích Trao duyên có thể chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung chính của mỗi phần?

– Đoạn trích có thể chia làm 3 phần.

– Nội dung chính của mỗi phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
  • Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

Câu 2. Thuý Kiều đã có lời nói, hành động và lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng?

– Lời nói:

  • từ “cậy”: vừa nhờ vả nhưng cũng vừa băn khoăn,
  • “chịu”: đẩy Thúy Vân vào tình thế mặc nhiên phải chấp nhận dẫu chưa biết đó là chuyện gì.

– Hành động: “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”: Tư thế của người chịu ơn với ân nhân của cuộc đời mình.

=> Kiều đã hạ mình, cầu khẩn em một cách xót xa, ở đó có tư thế của một người chị cùng với tư thế của người cầu xin.

– Kiều dùng lý lẽ để thuyết phục Thúy Vân:

  • Đó là câu chuyện về mối tình đầu trong sáng từ khi chàng Kim, có cả sự day dứt vì đứt gánh tương tư, đứt mối tình đầu dang dở.
  • Lý lẽ của con người hiếu nghĩa đủ đường, của một trái tim giàu lòng vị tha, nghĩ cho người khác hơn là nghĩ cho mình.
  • Trao duyên cho em bởi em còn trẻ, còn một tương lai tươi sáng ở phía trước.

Câu 3. Vì sao sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng?

Câu 4. Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì?

Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu cho thấy Thúy Kiều rất trân trọng tình yêu với Kim Trọng, nàng đau đớn và giằng xé, đành gửi gắm mối nhân duyên cho Thúy Vân.

Câu 5. Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.

– Thúy Kiều nói với Thúy Vân, Kim Trọng, tự nói với chính mình.

– Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại:

  • Với Thúy Vân: Kiều biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời.
  • Với chính mình: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.
  • Với Kim Trọng: khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, tự trách thân và đau đớn vì đã phụ tấm lòng của chàng Kim

Câu 6. Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm…).

– Biện pháp tu từ ẩn dụ: “đứt gánh tương tư”, “mối tơ thừa” nói về tình yêu tan vỡ; so sánh kết hợp với ẩn dụ: “Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” thể hiện số phận bất hạnh, tâm trạng đau khổ của Kiều.

– Độc thoại nội tâm: bộc lộ tâm trạng xót xa, lời than thân và tự trách của Thúy Kiều.

Câu 7. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên.

Gợi ý:

Qua đoạn trích Trao duyên, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Bọn sai nha vu oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hy sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cha và em khỏi đòn tra khảo dã man. Việc bán mình đã xong, Thúy Kiều ngồi suốt đêm suy nghĩ về mối duyên dang dở, rồi nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng đã hạ mình, cầu khẩn em một cách xót xa, ở đó có tư thế của một người chị cùng với tư thế của người cầu xin. Thúy Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu cho thấy Thúy Kiều rất trân trọng tình yêu với Kim Trọng, nội tâm nàng đau đớn, giằng xé và tự trách bản thân đã phụ tấm chân tình của Kim Trọng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k