Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào

Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ? 
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
66
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" có nghĩa là mỗi mảnh đất, dù nhỏ bé hay không có giá trị, cũng đáng được trân trọng và sử dụng một cách có ích. Nó nhấn mạnh việc tận dụng tối đa tài nguyên hiện có và không lãng phí. Câu tục ngữ này cũng có thể ám chỉ việc đánh giá cao công lao và đóng góp của mọi người, dù nhỏ nhặt hay không đáng kể.
4
0
Nguyễn Hải Đăng
11/01/2024 20:07:15
+5đ tặng
Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Thu Huyen
11/01/2024 20:07:29
+4đ tặng
  • Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
  •  Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
  • Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
Thu Huyen
chấm 3d nhé
8
1
Ng Nhật Linhh
11/01/2024 20:07:48
+3đ tặng

Việt Nam trước thời kỳ Pháp thuộc là một quốc gia nông nghiệp. Người dân sinh sống chủ yếu nhờ việc cày cấy, trồng trọt. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ phát triển là nguyên nhân giúp nền công nghiệp lúa nước đến cực thịnh. Cho nên, việc giữ gìn, trân trọng, bảo vệ đất đai đã trở thành điều cần thiết trong cuộc sống của người Việt xưa và nay. Tục ngữ, thành ngữ là những kinh nghiệm quý báu, lời dạy dỗ, bài học cho thế hệ mai sau, ắt hẳn vậy nên câu tục ngữ lưu truyền nhiều nhất chính là “Tấc đất tấc vàng”. Đó không chỉ đơn thuần là sự ca ngợi đất đai phì nhiêu màu mỡ đem đến cho dân ta cơm no áo ấm mà còn là lời nhắc nhở con cháu hãy giữ gìn đất đai như giữ gìn vật báu.

Đầu tiên, “tấc” là giá trị đo lường của người xưa chỉ chiều dài, một tấc bằng 10cm. Tuy khoảng cách chỉ ngắn như vậy thôi nhưng “tấc đất” lại được ví như “tấc vàng”. Thường thì xưa nay, “vàng” là vật phẩm để trao đổi, buôn bán những mặt hàng lớn, trong quá trình quy đổi ra tiền rất giá trị vì nó không bị hao mòn theo thời gian. “Đất” được ví như “vàng” nhằm khẳng định giá trị của đất vô cùng đáng quý, to lớn và cần phải giữ gìn. Vàng thì không thể nào sinh sôi được nhiều và nó chỉ có số lượng nhất định, còn đất có thể tạo ra rất nhiều của cải vật chất quy đổi được thành vàng.

Người Việt xưa chủ yếu trồng trọt kiếm sống, ngày nay đất để trồng lúa cũng chiếm diện tích lớn trong quá trình sản xuất lúa gạo. Đất là miếng cơm, manh áo, là kế sinh nhai, là cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Người xưa coi trọng đất vì có đất mới có thể kiếm ăn, xây nhà, dựng cơ ngơi. Ngày nay cũng vậy, không phải là có nhiều tiền, vàng bạc là giàu có, sự giàu có là có thể sở hữu được bao nhiêu mảnh đất. Từ xưa đến nay, đất ở những khu như nội thành, kinh tế, giao thương phát triển đều đắt giá hơn đất ở khu vực khác. Đất phù sa sẽ quý hơn đất cát hay đất phèn. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” lưu truyền từ kinh nghiệm của người xưa đến nay vẫn đúng. Giá trị của đất đai vô cùng quý báu, chỉ có thể đem vàng ra mà đánh giá ngang hàng được.

Bởi thế nên câu tục ngữ còn có một ý nghĩa sâu xa nữa là lời nhắc nhở con cháu đời sau hãy biết coi đất như vật báu mà trân trọng. Đất không chỉ là cuộc sống mà còn là tương lai của chúng ta. Hãy chăm sóc và bảo vệ đất đai cho đất đai thêm màu mỡ, tươi tốt, có vậy thì cuộc sống mới no đủ. Không được để đất xói mòn, bạc màu, đất sẽ mất đi giá trị vốn có của nó và mảnh đất đó sẽ không thể sử dụng được cho nhiều mục đích. Đất đai có tốt tươi, vững chắc, cây cối phát triển, môi trường mới tốt đẹp, xây nhà dựng cửa, phát triển kinh tế mới có thể yên tâm.

Không chỉ thế, câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” còn mang một ý nghĩa lớn lao hơn về chủ quyền dân tộc. Từ bao đời nay, giặc phương Bắc, giặc ngoại xâm vẫn luôn lăm le bờ cõi nước ta vì mục đích kinh tế, chính trị… Việc giữ nước trở thành cuộc kháng chiến trường kỳ không chỉ trong thời loạn mà còn cả trong thời bình. Từng tấc đất được làm nên, giữ gìn bởi xương máu, nước mắt và hy sinh của tiền nhân, chính bởi vậy đất đai càng trở nên vô giá. Đất mẹ cho ta hạt gạo, củ khoai, củ sắn… cho chúng ta nơi sống, thức ăn, cho chúng ta niềm tự hào về văn hóa muôn đời với nền tảng truyền thống, đất mẹ cũng sẽ tiễn đưa chúng ta, là nơi chôn cất anh linh mồ mả của bao đời tổ tiên. Đất đai không chỉ mang giá trị về mặt kinh tế mà còn về cả tinh thần. Đất là niềm tự hào, là nguồn động lực nuôi dưỡng mỗi cá nhân. Càng bởi vậy chúng ta càng cần giữ gìn và bảo tồn đất.

Đất đai của chúng ta, tổ quốc của chúng ta, một tấc cũng không thể thiếu. Đất đai bao dung những thứ con người đốn ngã, vứt đi, đất đai rộng lượng cho chúng ta cây cối quý báu, khoáng sản trăm triệu năm, đất đai là nguồn cơm cháo nuôi chúng ta trưởng thành. Đất mẹ thiên nhiên chưa bao giờ phụ bạc chúng ta, nên chúng ta cũng phải biết ơn những điều đó mà chăm sóc, giữ gìn và trân quý đất. Chỉ cần có đất đai, chúng ta sẽ có lãnh thổ, có văn hóa, bản sắc, truyền thống lâu đời được giữ gìn, là giang sơn gấm vóc mà bao đời nay cha ông vẫn luôn hướng đến.

Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” là lời dạy sâu sắc, ý nghĩa nhất cho muôn đời sau. Có đất đai, có cuộc sống, có lãnh thổ, có con người. Hãy bảo vệ lấy những giá trị đất đai đem lại cho chúng ta và bảo vệ lấy từng tấc đất cha ông ta đã khai khẩn, hy sinh để giữ gìn.

1
0
Mun Hạnh Phúc
11/01/2024 20:08:14
+2đ tặng
Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×