Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ở Việt Nam có sáu mươi tư tỉnh thành, mỗi tỉnh thành có một tên gọi khác nhau, có khi là gắn với những truyền thống của tỉnh thành ấy, có khi là gọi tên theo đặc trưng tỉnh thành. Và có một thành phố rất đặc biệt, nó đặc biệt không chỉ bởi vẻ đẹp đẽ, thơ mộng, không chỉ bởi những truyền thống văn hóa bởi nó đẹp bởi ngay cái tên gọi của nó, thành phố mang tên bác Hồ Chí Minh, tên của người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, để mỗi khi nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh thì người ta sẽ cảm nhận được một cái gì đó rất ấm áp, rất thân thương, dù cho chưa từng được đặt chân đến.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa lớn nhất của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội, thì thành phố Hồ Chí Minh thường gắn với cái không khí nhộn nhịp, với sự tấp nập của chốn phồn hoa đô hội. Thành phố Hồ Chí Minh xưa có tên gọi là Sài Gòn, là thành phố trực thuộc trung ương, đây cũng là thành phố có quy mô dân số cũng như tốc độ đô thị hóa lớn nhất của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những thành phố có diện tích lớn nhất của cả nước, với diện tích khoảng 2.095.06 ki lô mét vuông bao gồm mười chín quận và năm huyện.
Thành phố Hồ Chí Minh trước hết được biết đến là một trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất của cả nước. Điều này được thể hiện ngay trong cơ cấu kinh tế GDP và tỉ lệ đóng góp của thành phố này đối với sự phát triển chung của cả nước, chiếm khoảng hai mươi phần trăm trong cơ cấu kinh tế GDP của cả nước. Ở thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều những trung tâm công nghiệp lớn, có nhiều loại hình kinh tế, dịch vụ phát triển. Mặt khác, thành phố Hồ Chí Minh còn nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các vùng lớn của cả nước là Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, nên thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện trong trao đổi hàng hóa và liên kết phát triển kinh tế giữa các khu vực. Cũng vì sự phát triển vượt bậc của thành phố này mà đã thu hút về đây rất nhiều lao động, họ đến từ khắp nơi của các miền Tổ quốc.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có quy mô và mật độ dân số lớn nhất của cả nước. Theo thống kê của cục dân số, thì dân số của thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 lên đến 7.521.138 người. Trong khi đó, nếu tính cả những người mà không đăng kí lưu trú thì có thể lên đáng mười triệu người. Sự đông đúc về dân số này tạo điều kiện cho thành phố này có nguồn nhân lực dồi dòa, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế. Nhưng mặt trái của nó không phải không có, dân số quá đông dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số, thất nghiệp, thiếu việc làm và gây ra khó khăn trong việc quản lí dân số, giải quyết việc làm, còn chưa kể đến sự phát sinh của những tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường.
Về vị trí địa lí, thành phố Hồ Chí Minh là một trong các thành phố thuộc Đông Nam Bộ, cũng là thành phố đóng vai trò nòng cốt, chủ lực của khu vực Đông Nam Bộ. Vì nằm ở phía Nam của tổ quốc nên khí hậu ở thành phố Hồ Chí Minh nắng nóng quanh năm, ban ngày nắng nóng những về đêm thì thời tiết lại vô cùng mát mẻ, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới, mang lại nguồn tiền tệ lớn cho đất nước như: cà phê, ca cao,cao su, hạt điều…Đây cũng là khu vực ít có những thiên tai nhất của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh được bồi tụ của con sông Cửu Long màu mỡ, tạo nên một vùng đồng bằng Sông Cửu Long rộng lớn, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy mà thành phố Hồ Chí Minh là thành phố dẫn đầu cả nước về bình quân lương thực trên đầu người lớn, không chỉ cung ứng lương thực cho người dân cả nước mà còn cho xuất khẩu. Mang lại nguồn lợi kinh tế cao.
Đó là vị trí địa lí và những lợi ích mà vị trí ấy mang lại cho thành phố Hồ Chí Minh. Còn xét về truyền thống lịch sử thì đây cũng là thành phố có truyền thống trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi có giặc ngoại xâm thì thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong ba thành phố luôn đi đầu trong hoạt động đấu tranh của cả nước, cùng với thành phố Hà Nội và thành phố Huế. Đặc biệt, trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ, thành phố Hồ Chí Minh mà khi đó mang tên là Sài Gòn là trung tâm chính trị, quân sự lớn của Mĩ – Ngụy. Cũng vì vậy mà đây là trọng điểm của các cuộc đấu tranh, là nơi chứng kiến mọi thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Đại hội năm 1976 đã quyết định đổi tên Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mang tên Bác.
Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục lớn nhất của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có tốc độ phát triển kinh tế ngày nhanh chóng, góp phần to lớn cho sự phát triển chung của đất nước Việt Nam. Không chỉ là trung tâm trọng yếu phát triển kinh tế mà thành phố Hồ Chí Minh cũng là thành phố một thành phố giàu truyền thống lịch sử cũng như truyền thống văn hóa lâu đời.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |