Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
14/01 21:31:31

Bạch Cư Dị từng quan niệm :"Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương" Em hiểu nhận định trên như thế nào?Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ "trắng trong"của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

Bạch Cư Dị từng quan niệm :"Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương" Em hiểu nhận định trên như thế nào?Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ "trắng trong"của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
  giúp e vs ạ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
196
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Trắng Trong" của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là một tác phẩm thể hiện sự cảm động và tình cảm của con người. Bài thơ này miêu tả về một cô gái trẻ, người đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được sự trong sáng và tình yêu thương đối với mọi người xung quanh.

Từ bài thơ, ta có thể thấy rằng tình cảm là một yếu tố quan trọng trong văn chương. Tình cảm giúp chúng ta hiểu và đồng cảm với những trạng thái tâm lý của nhân vật, từ đó tạo nên sự cảm động và sự gắn kết giữa người viết và người đọc.

Trong bài thơ, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã sử dụng những hình ảnh tươi sáng và trong trẻo để tạo nên sự cảm động. Cô gái trong bài thơ được miêu tả như một bông hoa trắng, tượng trưng cho sự trong sáng và tinh khiết. Dù đã trải qua nhiều khó khăn, cô vẫn giữ được tình yêu thương và sự chân thành đối với mọi người xung quanh. Điều này tạo nên một cảm giác ấm áp và cảm động trong lòng người đọc.

Từ những tình cảm và cảm xúc này, nhà thơ đã truyền đạt thông điệp về tình yêu thương và sự đồng cảm. Bài thơ "Trắng Trong" không chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn là một lời nhắn nhủ về tình cảm và lòng nhân ái.

Từ nhận định trên của Bạch Cư Dị, ta có thể hiểu rằng tình cảm là cái gốc của văn chương. Tình cảm giúp chúng ta hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống và con người. Nó là nguồn cảm hứng và năng lượng để chúng ta sáng tạo và truyền đạt thông điệp của mình đến với người đọc.
1
0
Tiến Dũng
14/01 21:37:26
+5đ tặng

Ai trong mỗi chúng ta, đã là con người thì sẽ có tình cảm. Có tình cảm, cảm xúc thì con người mới sáng tác văn chương. Như nhà thơ Bạch Cư Dị từng cho rằng: "Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương". Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.

Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. "Cái gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương.. Theo ông, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài". Câu văn đã khẳng định rằng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái Tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó.

 

Từ lòng thương xót cho số phận của người phụ nữ "long đong, lận đận, sóng gió", nhà thơ bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương mới có bài thơ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hay những bài ca dao từ xa xưa của ông cha ta:

Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông mênh mông bát ngát

Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đong

Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai.

Từ tình yêu gia đình, ta mới có được những thơ đặc sắc như mẹ ốm của thi sĩ Trần Đăng Khoa, hay như tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh,… kho tàng ca dao dân ca Việt Nam rất phong phú, có biết bao câu ca dao cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Hay như bài ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Từ tình yêu quê hương đất nước, ta mới được thưởng thức bao bài thơ tuyệt tác. Đó là hình ảnh của vị quan trên bước đường công danh mà tình quê vẫn vơi đầy trong lòng người li khách trong tác phẩm "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương, Hình ảnh của Hồ chủ tịch giữa cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng thơ mộng trong "Cảnh khuya". Nỗi nhớ quê nhà gửi gắm qua ánh trăng của đại thi hào Lí Bạch trong "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".Ta còn có thể kẻ thêm 1 số tác phẩm khác như: "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm, "Từ ấy" của Tố Hữu, "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên với "Tiếng hát con tàu'', "Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh, "Lan" của Kim Lân,... Từ tình yêu thiên nhiên, ta có được những tác phẩm rất nổi tiếng:" Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi, "Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh. Từ sự đồng cảm xót xa cho những số phận của nông dân nước ta trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đã bao tác phẩm ra đời: "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn. "Đồng hào có ma" của Nguyễn Công Hoan,... Và cũng từ tình yêu trai gái, ta cũng được thưởng thức bao bài thơ lãng mạn như: "Sóng", “Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh, hay những câu ca dao mộc mạc chân tình nơi thôn quê ngõ xóm: Cô kia đội nón mới mua Cho anh mượn tạm 1 mùa chăn trâu về nhà mẹ hỏi nón đâu Thì em cứ bảo qua cầu gió bay. Từ đây, ta thấy được lòng thương người là 1 phần to lớn trong các tác phẩm văn chương Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có 1 cách nói riêng, chỉ ra 2 chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kỳ diệu cảu thơ văn. Ví dụ ta đọc những bài thơ như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, hay “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật..... Ta hình dung được, tái hiện được cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trải qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng: “Không có kính, không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng....” (Phạm Tiến Duật) Nguồn gốc của văn chương là “tình cảm, là lòng vị tha”; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho đọc giả vui, buồn, mừng, giận...... Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hoá con người.

Quan niệm của Bạch Cư dị về nguồn gốc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, rất đúng đắn. Ta yêu kính mẹ cha hơn, hiếu thảo hơn khi đọc bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt, nhờ họ, ta được nếm hương đời, vị đời: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo