Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Kim Lân là một nhà văn có nhiều trang viết gắn liền với hơi thở của vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này như: Làng, Vợ Nhặt,...Tác phẩm Vợ nhặt được trích từ tập truyện “Con chó xấu xí” là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945 vừa là bài ca ca ngợi về vẻ đẹp tình người và khát vọng sống, niềm tin vào tương lai của người lao động nghèo. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua tác phẩm này.
Tác phẩm “Vợ nhặt” trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện được viết ngay sau cách mạng với tên gọi “Xóm ngụ cư”. Nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại thành “Vợ nhặt”. Tác phẩm xoay quanh tình huống truyện, anh Tràng nghèo khổ, xấu xí, ế vợ. Giữa nạn đói năm Ất Dậu, chỉ một câu nói bông đùa, bốn bát bánh đúc, hai hào dầu mà Tràng có được vợ. Nói đúng hơn là có vợ theo mà không tốn tiền cưới hỏi gì. Sau đêm tân hôn của đôi vợ chồng son, cuộc sống gia đình Tràng bắt đầu nhen theo ngọn lửa niềm tin. Bà cụ Tứ - mẹ Tràng thì rạng rỡ hẳn lên. Người vợ nhặt thì hiền hậu đúng mực khác với vẻ chao chát ngoài chợ. Kết thúc tác phẩm là chi tiết lá cờ đỏ cùng đoàn người đi phá thóc Nhật.
Tìm hiểu vào truyện ta mới thấy được sự tài tình trong nghệ thuật tả thực. Đó là một cốt truyện, một tình huống éo le khó có thể thấy trong đời sống hiện đại. Câu chuyện xoay quanh chàng trai xấu xí nghèo khổ, là người dân ngụ cư nay đây mai đó có phẩm chất hiền lành, tốt bụng, sẵn lòng cưu mang người đồng cảnh ngộ trong nạn đói khủng khiếp. Anh sống với mẹ già, gia cảnh nghèo túng. Lấy vợ trong thời điểm nạn đói hoành hành, thêm một miệng ăn là thêm một bữa đói. Đã vậy, còn không phải là nên duyên do tình yêu đôi lứa mà chỉ là đúng nghĩa “nhặt” được một cô vợ mang về nhà cùng chung sống. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính Tràng cũng hiểu được nếu trong hoàn cảnh bình thường, cuộc sống yên bình, người người nhà nhà no đủ thì bản thân Tràng rất khó có khả năng lấy vợ.
Ngoài những câu văn thật đến trần trụi thì Kim Lân cũng theo chủ nghĩa nhân đạo, tôn vinh vẻ đẹp của tâm hồn con người. Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Ngay cả đến tên gọi cũng là tên gọi của một loại đồ vặt dùng trong nghề mộc. Với vài nét bút phác họa đơn giản, Tràng hiện lên có phần giống với những thằng đần, thằng ngốc trong truyện cổ tích. Cái lưng thì được nhà văn tạo thành “lưng gấu”, cái mặt thì ấn tượng bởi “hai con mắt nhỏ tí gà gà, quai hàm bạnh”. Tính cách thì phần trẻ con nhiều hơn. Vì thế chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về. Nhưng Kim Lân không có ý định viết truyện cổ tích về thằng đần thằng gốc mà ông đang kể lại một sự thật, sự thật đau lòng về cái đói cái nghèo.
Nhưng cùng là miêu tả hình tượng nhân vật xấu xí như Chí Phèo nhưng Tràng lại không bị biến chất, luôn có niềm tin vào cuộc sống, tin vào tương lai. Hắn luôn sống chân thật với bản thân mình, không cố thay đổi nó để phù hợp với hoàn cảnh. So với người trưởng thành hắn là kẻ ngốc nhưng trong thế giới quan của bản thân, hắn luôn vui vẻ dù thực tế cuộc sống có nghiệt ngã ra sao. Khi ngày ngày thức dậy, bắt đầu ngày mới Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Khi mà cái đói cướp luôn tiếng cười vui vẻ hồn nhiên của lũ trẻ trong làng thì Tràng luôn là viên thuốc giúp bọn trẻ trở lại với độ tuổi của mình, chúng vây quanh anh to nhỏ nói cười. Dù bản thân cũng khó khăn, cơm không đủ nó nhưng hắn vẫn tự chịu trách nhiệm với lời nói của bản thân mà mang người đàn bà mới gặp hai lần về làm vợ. Hắn vui vẻ mời người phụ nữ đã cùng phụ hắn đẩy xe một lần, mời người đang mờ mắt vì đói dù bụng hắn cũng chả no cùng lúc “bốn bát bánh đúc”. Câu “Nói đùa chứ về với tớ thì chỉ ra khuân đồ lên xe rồi về”. Nói đùa thế thôi ai ngờ Thị về thật. Là câu nói đùa, câu nói không suy nghĩ liều lĩnh nhất trong đời hắn. Vì khi mà Thị theo về thật lúc đầu hắn lo hơn mừng, lo vì nghèo càng thêm nghèo, lo khi có vợ mà không chắc mình có thể cho cô no ấm. Nhưng ẩn sau trong câu nói tưởng vô tư không suy tính đến tương lai đấy chính là khát vọng về cuộc sống tươi sáng hơn, cuộc sống có đầy đủ người thân, có hạnh phúc trọn vẹn sau này.
Lúc đầu Tràng phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết “mới đầu anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bồng” Đó là nỗi sợ hãi có thật nhất là thời điểm đói kém như thế này. Nhưng có lẽ tình thương người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đó anh chặc lưỡi “chậc kệ!”. Chỉ một từ “kệ” thôi, Tràng như đã bỏ lại sau lưng mình tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để vui vén cho cái hạnh phúc của mình. Tràng dường như thay đổi sau một đêm, trưởng thành hơn, chín chắn hơn trong cả nhận thức lẫn hành động. Hai con người cùng khổ nương tựa vào nhau, cùng nhau cố gắng cho tương lai. Điều đó thể hiện rõ nhất ở hình ảnh ngôi nhà sau một đêm có người phụ nữ sinh sống. Ngôi nhà vốn chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu nay sạch sẽ gọn gàng hơn, giống nơi có người ở hơn. Nơi đó Tràng lại thấy có mẹ, có vợ, có những người quan trọng và thân thiết nhất. Hắn thấy nhiều hơn về tương lai tươi sáng, thấy thương yêu và cần có trách nhiệm hơn với gia đình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |