Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết bài văn cảm nhận vùng đất Tây Ninh

Em hãy viết bài văn cảm nhận vùng đất Tây Ninh
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
797
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Vùng đất Tây Ninh là một điểm đến đầy hấp dẫn và đặc biệt trong lòng tôi. Tôi đã có cơ hội được đặt chân đến đây và khám phá những nét đẹp tuyệt vời của vùng đất này. Tây Ninh không chỉ là một nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là một vùng đất mang trong mình những giá trị văn hóa và tâm linh đặc sắc.

Đến Tây Ninh, tôi không thể không nhắc đến Cao Đài, một tôn giáo độc đáo và đặc biệt của Việt Nam. Đền Cao Đài ở Tây Ninh là nơi linh thiêng, thu hút hàng ngàn du khách và tín đồ từ khắp nơi tới thăm và tìm hiểu về tôn giáo này. Tôi đã có dịp tham quan đền và chứng kiến những nghi lễ tôn giáo diễn ra tại đây. Cảm giác yên bình và tâm linh mà tôi trải nghiệm tại đây thật sự là một trải nghiệm đáng nhớ.

Ngoài ra, Tây Ninh còn có nhiều danh thắng và di tích lịch sử đáng chú ý. Một trong số đó là Núi Bà Đen, một ngọn núi cao và hùng vĩ, được coi là biểu tượng của Tây Ninh. Từ đỉnh núi, tôi có thể nhìn thấy toàn cảnh của vùng đất này, với những cánh đồng xanh mướt và những con sông uốn lượn. Đây là một khung cảnh tuyệt đẹp và thú vị, khiến tôi cảm nhận được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.

Không chỉ có thiên nhiên và tôn giáo, Tây Ninh còn có nền văn hóa đa dạng và phong phú. Tôi đã có cơ hội tham quan các làng nghề truyền thống ở đây, như làng nghề đúc đồng, làng nghề dệt lụa và làng nghề chế tác gốm sứ. Những nghề truyền thống này không chỉ mang lại nguồn sống cho người dân địa phương mà còn góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của Tây Ninh.

Vùng đất Tây Ninh đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm nhận được sự độc đáo và đặc biệt của nơi này thông qua những trải nghiệm và kỷ niệm tuyệt vời. Tây Ninh không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là một nơi mang trong mình những giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc. Tôi hy vọng một ngày nào đó có thể trở lại và khám phá thêm những điều mới mẻ và thú vị của vùng đất này.
1
0
Hồng Anh
31/01/2024 21:35:44
+5đ tặng

Với những người đam mê leo núi và muốn khám phá, chinh phục thử thách thì chắc hẳn không thể biết đến núi Bà Đen. Núi Bà Đen có độ cao 986m so với mực nước biển và chính là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Ngọn núi có mây phủ quanh năm nên còn có tên chữ là Vân Sơn.

Núi Bà Đen còn có rất nhiều tên gọi khác. Như là núi Một, núi Điện Bà. Huyền thoại xưa kể rằng khi xưa có cô Lý Thị Thiên Hương ở Trảng Bàng sở hữu nét đẹp lộng lẫy. Tuy nhiên vì đường tình duyên của mình trắc trở nên cô đau lòng và bỏ lên núi. Thế nhưng lại bị bọn cướp giết chết, xác thì khô đen.

Có một tương truyền khác vào khoảng nửa cuối thế kỷ 18, Trịnh Nguyễn phân tranh khiến cho dân chúng lầm than. Lý Thị Thiên Hương là người yêu của thanh niên Lê Sĩ Triệt, một thanh niên chí lớn vì nước quên thân. Khi chàng lên đường phò Nguyễn Huệ để giữ nước đã chia tay cô.

Cô là một người con gái xinh đẹp nhưng có đức hạnh cao, vẫn luôn một lòng chung thủy với Lê Sĩ Triệt. Thân là một người con gái xinh đẹp mà phải sống trong vòng vây của cường hào ác bá, đến một hôm cô bị cưỡng bức.

Vì để giữ tiết hạnh cô đã không tiếc thân mình gieo mình xuống núi quyên sinh. Ít lâu sau đấy sư trụ trì được cô về báo mộng cho biết nơi mà thân thể cô đang chịu gió sương. Người trụ trì khi ấy tìm thấy thân thể khô đen của cô nên liền đem về mai táng và thờ phụng.

Từ đó người ta gọi cô là Bà Đen, người đời thờ phụng và cầu nguyện cô phù hộ độ trì. Thấy vậy nhà chùa đã lập đền thờ. Hội xuân núi Bà là việc hành hương về chùa vào mùa xuân, hay còn gọi là lễ Thượng ngươn đã là một tập tục quen thuộc của địa phương này.

Nhắc đến Tây Ninh ai cũng sẽ nghĩ đến núi Bà Đen, một quần thể di tích lịch sử-văn hóa và danh thắng, một biểu tượng về đất và người của Tây Ninh.

Núi Tây Ninh bao gồm có 3 ngọn núi là núi Phụng, núi Heo, núi Bà Đen tạo thành. Trải rộng tới diện tích 24km2. 300 năm trước đây nơi đây chỉ là vùng rừng già hiểm trở và hoang vu.

Sau đấy bắt đầu xuất hiện những bước chân của người Việt tới sinh cơ lập nghiệp và khai mở đất đai.

Đồng thời những tăng ni, phật tử cũng đến đây và lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ phụng.

Trong số đó thì núi Bà Đen có một hệ thống am, điện, chùa và hang động thu hút khách tứ phương đến viếng lễ mỗi năm đều đặn.

Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi về núi Bà Đen rằng: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”.

Lịch sử của núi Bà Đen được tô đậm với những truyền thuyết huyền bí, Linh Sơn thánh mẫu, hệ thống am, chùa cùng với những sự kiện về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Không những vậy không hổ danh là núi cao nhất Nam Bộ, cảnh quan hùng vĩ nơi đây đã tạo thành một khu di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng cả nước. Cho đến ngày nay núi Bà Đen vẫn thu hút nhiều du khách từ khắp nơi trong nước đến chiêm bái và leo núi trải nghiệm.

Năm 1983 con đường dài 11km từ thị xã Tây Ninh đến núi đã được trải nhựa và trang bị hệ thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến núi.

Tại khu di tích các cơ sở hạ tầng cũng được xây dựng hoàn chỉnh lại. Chùa Hang, con đường từ chân núi đến chùa Bà được nâng cấp và mở rộng. Không những vậy còn có thêm hệ thống nhà trạm dừng chân cho khách đến hành hương.

Đầu năm 1998 hệ thống cáo treo từ chân núi lên chùa Bà cũng được xây dựng và đưa vào sử dụng. Để đáp ứng lượng du khách đông đảo nên có nhiều dịch vụ khác đã được xây dựng và đáp ứng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách.

Trước thời kỳ chiến tranh tàn phá thì núi Bà Đen có thảm động, thực vật rất phong phú như những lại gỗ quý hiếm, những loại động vậy như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh,… và các lại rau, quả có giá trị.

Tuy nhiên ngày nay do hoạt động khai thác bừa bãi nên sự đa dạng hóa tại núi Bà Đen đã giảm đáng kể. Bởi vì cấu tạo địa chất của nơi đây nên đã tạo nên nhiều hang động tự nhiên.

Cũng bởi có vị trí chiến lược quan trọng nên núi Bà Đen đã đóng vai trò quan trọng trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Điện Bà nằm ở độ cao 350m. Gồm có chùa Thượng (chùa Thượng) và chùa Hang. Điện Bà là nơi thờ Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu. Những huyền thoại như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương,… được nhân dân truyền tụng nhau.

Điện Bà là một hang động được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra. Điện Bà có cửa rộng 6m, vòm mái cao 2,5m. Hai bên dùng gạch ốp sát vách đá và ở giữa điện có cột gạch chống đỡ. Vòm mái trước được xây thêm nên thành một nhà điện dài 8m.

Đây là nơi cho phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động có thờ các tiên nữ và thờ cốt Bà (tượng Bà).

Mỗi ngày trong năm lúc nào cũng có người hành hương về núi để lạy Phật, viếng bà. Với những thiện nam, tính nữ từ khắp nơi thường viếng Bà vào tháng giêng hằng năm để xin lộc và cầu tài.

Đặc biệt hơn chính là ngày vía Bà, ngày mùng 5 tháng giêng là thời điểm đông nhất. Có hàng vạn hàng chục người đến viếng lễ.

Vào ngày 21/01/1989 Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận núi Bà Đen là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia. Sở hữu hệ thống hang động, cảnh quan thiên nhiên ngút ngàn cùng lối kiến trúc đậm chất tôn giáo đã làm núi Bà Đen trở nên độc đáo hơn.

Nơi đây mang trong mình một nét đẹp hòa quyện giữa nét đẹp thiên phú và nét đẹp nhân tạo. Mỗi người đến đây đều sẽ được hòa quyện với thiên nhiên và cảm giác nhẹ nhõm lòng mình.

Núi Bà Đen chính là một biểu tượng tiêu biểu cho đời sống tâm linh của dân tộc ta cũng như là cội nguồn của thềm sinh thái đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
BF_Kduong
31/01/2024 21:35:45
+4đ tặng

Tây Ninh là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ của Việt Nam, được biết đến với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và con người hiền hòa, thân thiện. Những bài ca dao về Tây Ninh đã truyền lại những nét đẹp của vùng đất này qua từng thế hệ.

Tôi đã có dịp đến Tây Ninh và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở đây. Những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con sông êm đềm chảy qua, những cánh rừng xanh tươi và những đồi núi trải dài đến tận chân trời, tất cả đều tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Ngoài ra, con người Tây Ninh cũng là một phần không thể thiếu trong vẻ đẹp của vùng đất này. Họ sống đơn giản, chân thành và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Những nét đẹp này đã được phản ánh qua các bài ca dao về Tây Ninh, như "Tây Ninh quê tôi, đồng xanh bát ngát, con người hiền hòa, tình nghĩa thắm thiết", hay "Tây Ninh quê tôi, sông nước mênh mông, con người chân thành, lòng nồng ấm vô vàng".

Từ những bài ca dao này, tôi cảm nhận được sự tuyệt vời của vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Ninh. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự trù phú của thiên nhiên và tình cảm, lòng nhân ái của con người. Tôi hy vọng rằng, vẻ đẹp này sẽ được bảo tồn và phát triển, để thế hệ sau còn có cơ hội được chiêm ngưỡng và yêu thương Tây Ninh - vùng đất đầy hứa hẹn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×