Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Các sáng tác của ông thường nhẹ nhàng, sâu lắng. Một trong số đó có thể kể đến truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.
Lan và Sơn là hai chị em. Không giống như chị em họ, cả hai đều rất hòa đồng, thân thiện. Một ngày trời mùa đông, Sơn thức dậy thấy mọi người trong nhà đều đã mặc áo ấm. Cậu được mẹ mặc cho một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi. Chị Lan thấy Hiên - cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh. Thấy vậy, Sơn liền nói với chị đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Đến khi về nhà, chị em Sơn nghe người vú già kể dọa, liền sang nhà Hiên để đòi lại nhưng không có ai ở nhà. Về đến nhà, Sơn và Lan thấy mẹ con Hiên đã đem chiếc áo sang trả.
Ở đoạn mở đầu của tác phẩm, Thạch Lam đã có những câu văn đầy tinh tế để miêu tả khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa. Có thể thấy tác giả đã sử dụng mọi giác quan để cảm nhận những biến chuyển của đất trời, vạn vật.
Sau đó, nhà văn tiếp tục miêu tả khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn lúc sáng sớm. Khi Sơn thức dậy thì mọi người trong nhà đều đã dậy từ lâu. Mẹ Sơn và chị Lan đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Thấy Sơn, mẹ Sơn liền bảo Lan bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Còn người vú già “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Nghe vậy, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn được mẹ mặc cho “cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm”. Rồi hai chị em Sơn ra chơi cùng lũ trẻ em sống ở gần chợ. Nhà văn đã khắc họa hình ảnh những đứa trẻ nghèo xóm chợ nghèo hiện lên đầy chân thực mà xót xa. Trong cái thời tiết giá rét, nhưng những đứa trẻ như “thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ”, môi “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”.
Sự xuất hiện của cô bé Hiên với dáng vẻ “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay” được nhà văn miêu tả để làm nổi bật thông điệp của truyện. Chứng kiến cảnh tượng đó, Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn và Lan đã bàn nhau về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Chỉ là một chiếc áo nhưng lại chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương.
Phần cuối truyện trở nên hấp dẫn hơn khi Sơn và Lan về nhà nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo sợ nên sang tìm Hiên để đòi lại chiếc áo nhưng không thấy cô bé đâu. Đến khi về nhà đã thấy mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, cũng đã cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con. Điều đó thể hiện được tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương thật đáng trân trọng và khâm phục.
Với truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam đã ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người. Truyện mang đậm phong cách sáng tác của Thạch Lam.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |