Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về tình phụ tử

Nghị luận về tình phụ tử 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
292
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tình phụ tử là một trong những mối quan hệ tình cảm quan trọng và đặc biệt trong cuộc sống con người. Nó là một tình yêu đặc biệt giữa cha mẹ và con cái, một tình yêu không thể thay thế bởi bất kỳ mối quan hệ nào khác.

Tình phụ tử có nguồn gốc từ sự sinh ra và nuôi dưỡng của con người. Cha mẹ là những người đã đưa ta đến cuộc sống này, đã dành tình yêu và sự quan tâm để nuôi dưỡng ta trưởng thành. Tình yêu phụ tử không chỉ là tình yêu vật chất mà còn là tình yêu tinh thần, sự chăm sóc và sự hi sinh vô điều kiện của cha mẹ.

Tình phụ tử có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và giáo dục của con người. Cha mẹ là những người đầu tiên giúp con người hiểu về thế giới xung quanh, hướng dẫn và truyền đạt những giá trị, quy tắc và đạo đức. Tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ giúp con người phát triển tình cảm, tư duy và kỹ năng sống.

Tình phụ tử cũng là nguồn động lực và sự ủng hộ trong cuộc sống. Cha mẹ luôn là người đứng sau lưng, sẵn sàng động viên và giúp đỡ con cái vượt qua khó khăn và thách thức. Tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ giúp con người tự tin, kiên nhẫn và có động lực để đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

Tuy nhiên, tình phụ tử cũng có thể gặp phải những khó khăn và xung đột. Đôi khi, sự khác biệt về quan điểm, giáo dục và lối sống có thể gây ra mâu thuẫn và căng thẳng trong mối quan hệ cha mẹ - con cái. Ngoài ra, áp lực từ xã hội và cuộc sống hiện đại cũng có thể làm suy yếu tình phụ tử.

Để duy trì và phát triển tình phụ tử, cần có sự hiểu biết, tôn trọng và tình yêu thương. Cha mẹ cần dành thời gian và sự quan tâm để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với con cái. Con cái cũng cần biết trân trọng và biểu đạt tình yêu và sự biết ơn đối với cha mẹ.

Tình phụ tử là một mối quan hệ tình cảm đặc biệt và quan trọng trong cuộc sống con người. Nó mang lại sự yêu thương, sự chăm sóc và sự ủng hộ. Tình phụ tử giúp con người phát triển và trưởng thành, đồng thời cũng là nguồn động lực và sự ổn định trong cuộc sống.
1
1
nguyễn dương
02/02/2024 21:03:08
+5đ tặng

Trong cuộc đời này, cha có lẽ là người luôn thầm lặng dõi theo mỗi bước chân của ta. Không nhiều lời vỗ về, cũng không quá nhiều nhắc nhở, nhưng những ưu tư, trăn trở, những hành động quan tâm cùng tình yêu thương vô bờ của cha khiến mỗi người thêm mạnh mẽ hơn trước bao sóng gió của cuộc đời.

Tình phụ tử xưa nay vẫn được biết đến là tình cảm cha con sâu nặng. Tình phụ tử sâu nặng, to lớn và thiêng liêng như trời bể không có bút mực có thể so sánh được. Đó là mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa cha và con. Cha và con không chỉ có sự tương thích về mặt ngoại hình mà còn có sự gắn bó về mặt tâm hồn. Đó là sợi dây liên kết vô hình.

Nếu tình mẫu tử là tình cảm giữa mẹ đối với con cái thì tình phụ tử là tình cảm giữa cha đối với con cái. Nếu nhắc đến mẹ, ta nghĩ sự quan tâm dịu dàng và tinh tế, còn nhắc đến cha ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh có phần mạnh mẽ, cứng nhắc. Nhưng chính sự mạnh mẽ của cha lại đem đến cho ta một cảm giác ấm áp đầy tin tưởng.

Có thể, cha là người ít bộc lộ cảm xúc ra ngoài nhưng điều không có nghĩa là cha không buồn, không xúc động trước mọi việc xảy ra với con cái. Cái vẻ ngoài có phần lầm lì ít nói ấy vô tình đã che lấp đi tình cảm mãnh liệt. Và chính ta cũng thường hay tâm sự với mẹ nhiều hơn. Bởi hẳn có lẽ, mỗi người trong tiềm thức đều mang một nỗi sợ khi phải nói với cha, sợ đòn roi hay sợ trách mắng?. Và nó trở thành chứng ngại vật tạo ra một khoảng cách giữa ta và người cha thân thương của mình.

Cha là trụ cột gia đình – một trụ cột về cả tài chính và tinh thần, mang trên vai trọng trách với gia đình nên chính ý thức trách nhiệm đó đã tạo nên một sự mạnh mẽ cứng rắn trong cha. Nhưng cha vẫn luôn yêu thương, quan tâm và sẵn sàng vươn đôi tay rộng lớn ra để bảo vệ con cái. Sau mỗi trận đánh, mỗi đòn roi lòng của cha còn đau hơn cả chúng ta…

Cha còn là người đứng sau lưng và theo sát ta trong mỗi bước chân chập chững. Khi ta vấp ngã, cha không đưa tay ra đỡ, không làm hộ ta những điều ta phải làm mà cha nâng đỡ tạo thêm động lực cho ta thực hiện và hoàn thiện bản thân. Nên không phải ngẫu nhiên mà trong ngày đám cưới, cha sẽ là người dẫn con gái vào lễ đường. Trong giây phút xúc động đó, ta cũng thường thấy những giọt nước mắt rơi xuống từ đôi mắt có nhiều nếp nhăn của cha.

Khi mọi người đã từ bỏ, thậm chí khi cả thế giới có thể chối bỏ ta, gia đình vẫn ở đó nâng đỡ chấp nhận ta quay về. Câu chuyện về bé Nhật Linh bị sát hại man rợ ở Nhật không chỉ khiến cho ta xót xa trước sự ra đi của bé, mà ta còn xót xa hơn về hình ảnh một người đàn ông sẵn sàng bỏ hết công việc ngày ngày lê la khắp đường phố xin chữ ký để tòa án có thể trừng trị tên sát nhân với hình phạt cao nhất. Đó chính là hình ảnh đầy xúc động của cha cô bé Nhật Linh.

Hay câu chuyện về người cha mang chân giả cõng con trai lên lầu 2 để đi thi trung học phổ thông quốc gia. Người đàn ông đó là anh Nguyễn Văn Tân (phường Vỹ Dạ, TP Huế) đưa con trai là thí sinh Nguyễn Thiên Phú (học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đi thi. Anh muốn động viên tinh thần cho con trai nên không màng vất vả không cần ai giúp đỡ, tự mình với một chiếc chân giả cõng con lên tận lầu hai.

Tình phụ tử là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này. Nếu không có cha mẹ vất vả hi sinh thì sẽ không ta của ngày hôm nay. Tình phụ tử chính là bệ đỡ nâng đỡ tâm hồn ta. Trong cuộc sống có nhiều trúc trắc, nhiều cám dỗ khiến ta dễ sa đọa. Nhưng chỉ cần một lời khuyên răn chân thành kịp thời và đến từ người có tác động mạnh mẽ đến tâm khảm của ta – đó là lời khuyên của cha, thì ta sẽ được vực dậy khỏi hố sâu đen tối u mê.

Và đôi lúc ta cảm thấy cuộc sống mệt mỏi, thì hãy quay về bên gia đình bên cha, bên mẹ. Đó luôn là nơi bình yên nhất trên hành tinh này. Bạn không cô đơn mà ở phía sau luôn có gia đình kề bên. Bên ngoài bạn có thể giả vờ mạnh mẽ cứng rắn bao nhiêu thì khi mệt mỏi bạn có thể quay trở về sà vào vòng tay của cha mà òa khóc như những chú chim non về tổ, không cần phải giả vờ mạnh mẽ trước mặt cha. Cha sẽ luôn bao dung cho mọi lỗi lầm và tìm cách giúp ta giải quyết vấn đề.

Có thể đó là những hành động trực tiếp hoặc đôi khi chỉ là một cái vuốt tóc vỗ về nhưng cũng đã đủ tiếp thêm động lực cho ta. Mỗi khi mệt mỏi hãy nhớ đến vòng tay ấm áp của cha bạn sẽ có thêm sức lực để tiếp tục chiến đấu cho cuộc sống này. Sự nghiêm khắc của cha trong lời nói, trong hành động không phải vì cha không thương yêu chúng ta mà đó là cách thể hiện tình yêu thương của cha. Sẽ có lúc bạn phải cảm ơn cách giáo dục mạnh mẽ nghiêm khắc ấy để ta có thể đứng vững trong xã hội nhiều cạm bẫy này.

Và đúng với câu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, nếu mẹ là đại diện cho những gì hiền dịu nhất thì cha lại đại diện cho những gì nghiêm khắc nhất. Bởi lẽ trong bất cứ gia đình nào cũng cần có một người đứng ra làm “nhân vật phản diện” để dạy dỗ con cái. Và vai trò đó thường do cha đảm nhiệm. Ta thường thấy mẹ làm việc nhà tất bật từ sáng đến tối nhưng cũng đừng quên cha của ta cũng vất vả lam lũ ngoài kia để kiếm từng đồng để nuôi nấng ta…

Những gian khổ, hy sinh của cha ít thể hiện ra nhưng có bao giờ bạn chú ý lưng áo của cha ướt đẫm mồ hôi, bạc phếch đi theo năm tháng?. Có bao giờ bạn chú ý đuôi mắt cha cũng đã xuất hiện những nếp nhăn, mái tóc của cha đã điểm bạc hơn?. Và có bao giờ bạn chú ý những lần cha thao thức ngắm nhìn xa xăm lo lắng cho cuộc sống mưu sinh?… Hãy ngắm nhìn những điều đó để thêm trân quý tình cảm cha dành cho ta.

Như hình ảnh ông Sáu ngồi miệt mài tỉ mỉ làm từng chiếc răng lược chỉ vì lời nói vu vơ của bé Thu “cha tặng con cây lược ngà” – trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Tuy cuối cùng ông Sáu hy sinh, nhưng trước lúc nhắm mắt ông vẫn nghĩ về con gái. Chính con cái là động lực để cha vượt qua mọi khó khăn. Cha mẹ có thể vì tương lai của con mình mà chấp nhận và sẵn sàng đánh đổi tất cả.

Tình cha con thiêng liêng là thế nhưng vẫn có nhiều bạn trẻ vẫn chưa ý thức được ý nghĩa cao cả của nó. Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các bạn học sinh thường cảm thấy cha thật nghiêm khắc. Cha không bao giờ chịu lắng nghe thấu hiểu cho mình. Nhưng thực chất cha mẹ luôn ở bên cạnh ta, chỉ có ta thay đổi chứ tình thương cha mẹ dành cho ta không bao giờ đổi thay.

Các bạn cứ viện lí do chênh lệch về tuổi tác, khoảng cách thế hệ, cha mẹ đã lạc hậu cổ hủ nên không hiểu cho các bạn, không thể chia sẻ cùng các bạn. Nhưng thực chất có bao giờ bạn ngồi xuống lắng nghe những lời khuyên của cha, nghe những tâm sự chất chứa trong lòng cha?. Bạn muốn được thấu hiểu nhưng đã bao giờ bạn chịu hạ mình xuống thấu hiểu cho cha mình chưa?.

Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của internet của công nghệ, các bạn trẻ hiện nay chỉ chăm chăm vào việc phát triển các mối quan hệ ảo trên mạng xã hội mà dần dần xa rời các mối quan hệ đời thực. Trong bữa cơm gia đình, nếu ngày xưa là những cuộc trao đổi về mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống thì giờ đây chỉ còn là những cuộc đối thoại ngắn bởi các bạn đang bận lướt mạng xã hội. Các bạn sẵn sàng bỏ thời gian ra để trả lời tin nhắn, để bình luận vào bài viết của người khác, để đếm lượt tương tác trên các bài viết của mình mà không thể dành thời gian đó để cùng nhâm nhi một tách trà với cha…

Có nhiều bạn trẻ sẵn sàng chia sẻ những tin tức về công lao to lớn của cha, có thể viết những bài viết rất xúc động về cha trên mạng xã hội nhưng trên thực tế thì lại không hề yêu thương biết ơn người đã sinh thành mình. Vậy thì những chia sẻ ấy có xuất phát từ tấm lòng hay chỉ là một cách thể hiện ra bên ngoài cho người khác thấy mà thôi…

Bên cạnh đó, cũng có nhiều tin tức đáng buồn về con cái nhẫn tâm sát hại bậc sinh thành của mình chỉ vì mâu thuẫn, chỉ vì tiền bạc. Con người phải chăng đang trở nên vô cảm với đồng loại, đặc biệt với chính cha mẹ của mình?. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng áp đặt cứng nhắc suy nghĩ của mình lên con cái. Hãy cho con cái một khoảng không tự do vừa đủ để con cái học được cách tự lập và không bị quá ngột ngạt.

Đôi lúc cha mẹ chỉ nên đưa cho con cái lời khuyên, đừng lấy thân phận đấng sinh thành mà ép buộc con cái đi theo con đường mà ta vạch sẵn. Đừng biến con cái trở thành công cụ để hoàn thành ước mơ dang dở của mình, cũng như để làm rạng danh gia đình. Cha mẹ và con cái là mối quan hệ tác động hai chiều. Tình yêu thương nên xuất phát từ cả hai phía. Cả cha mẹ và con cái nên lắng nghe nhau nhiều hơn, quan tâm nhau nhiều hơn. Cuộc sống không chỉ có tiền tài, danh vọng, quyền lực mà còn cần có một gia đình. Hãy nhớ gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu.

Tình phụ tử không chỉ được thể hiện bằng những lời nói yêu thương mà nó còn phải được thể hiện bằng hành động. Điều quan trọng nhất dù là xuất phát từ lời nói hay hành động thì đều phải là những gì chân thành nhất, xuất phát từ tấm lòng trân trọng công lao to lớn của cha.

Dù có lớn khôn dù có thông minh hay dù có trở thành ai trong tương lai thì hãy luôn nhớ về đấng sinh thành đã chăm sóc ta vất vả bao lâu. Chính vì vậy dù có báo hiếu bao nhiêu vẫn mãi mãi không bao giờ là đủ. Khi cha mẹ già rồi có thể bạn sẽ thấy họ thật phiền phức lôi thôi nhưng hãy nhớ đến ngày bạn thơ bé bạn cũng đã từng phiền phức lôi thôi như thế nhưng cha mẹ vẫn luôn yêu thương chở che. Và trước khi báo đáp cho cha mẹ, thì hãy sống cho xứng đáng với tình yêu thương ấy.

Mỗi chúng ta dù nhỏ bé thất bại hay dù vĩ đại thành công thì hãy luôn nhớ về cha mẹ những người đã chắp cánh ước mơ cho ta, nâng đỡ ta trong cuộc sống này. Hãy mãi mãi khắc ghi trong lòng. Đừng để khi cha mẹ tóc đã bạc phai mà bạn vẫn chưa làm gì để phụng dưỡng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thắng đz
02/02/2024 21:08:51
+4đ tặng
Trong cuộc đời này, cha có lẽ là người luôn thầm lặng dõi theo mỗi bước chân của ta. Không nhiều lời vỗ về, cũng không quá nhiều nhắc nhở, nhưng những ưu tư, trăn trở, những hành động quan tâm cùng tình yêu thương vô bờ của cha khiến mỗi người thêm mạnh mẽ hơn trước bao sóng gió của cuộc đời. Tình phụ tử xưa nay vẫn được biết đến là tình cảm cha con sâu nặng. Tình phụ tử sâu nặng, to lớn và thiêng liêng như trời bể không có bút mực có thể so sánh được. Đó là mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa cha và con. Cha và con không chỉ có sự tương thích về mặt ngoại hình mà còn có sự gắn bó về mặt tâm hồn. Đó là sợi dây liên kết vô hình. Có thể, cha là người ít bộc lộ cảm xúc ra ngoài nhưng điều không có nghĩa là cha không buồn, không xúc động trước mọi việc xảy ra với con cái. Cái vẻ ngoài có phần lầm lì ít nói ấy vô tình đã che lấp đi tình cảm mãnh liệt. Và chính ta cũng thường hay tâm sự với mẹ nhiều hơn. Bởi hẳn có lẽ, mỗi người trong tiềm thức đều mang một nỗi sợ khi phải nói với cha, sợ đòn roi hay sợ trách mắng?. Và nó trở thành chứng ngại vật tạo ra một khoảng cách giữa ta và người cha thân thương của mình. Cha là trụ cột gia đình – một trụ cột về cả tài chính và tinh thần, mang trên vai trọng trách với gia đình nên chính ý thức trách nhiệm đó đã tạo nên một sự mạnh mẽ cứng rắn trong cha. Nhưng cha vẫn luôn yêu thương, quan tâm và sẵn sàng vươn đôi tay rộng lớn ra để bảo vệ con cái. Sau mỗi trận đánh, mỗi đòn roi lòng của cha còn đau hơn cả chúng ta. Cha còn là người đứng sau lưng và theo sát ta trong mỗi bước chân chập chững. Khi ta vấp ngã, cha không đưa tay ra đỡ, không làm hộ ta những điều ta phải làm mà cha nâng đỡ tạo thêm động lực cho ta thực hiện và hoàn thiện bản thân. Nên không phải ngẫu nhiên mà trong ngày đám cưới, cha sẽ là người dẫn con gái vào lễ đường. Trong giây phút xúc động đó, ta cũng thường thấy những giọt nước mắt rơi xuống từ đôi mắt có nhiều nếp nhăn của cha.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×