Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn thơ không có kính không phải vì xe không có kính đến chỉ cần trong xe có 1 trái tim

cảm nhận của em về đoạn thơ không có kính không phải vì xe không có kính đến chỉ cần trong xe có 1 trái tim
3 trả lời
Hỏi chi tiết
98
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ này mang ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và lòng nhân ái. Em cảm nhận rằng, việc không có kính trên xe không chỉ đề cập đến việc không có vật chắn vật lý mà còn tượng trưng cho việc không có sự cách biệt, không có ranh giới giữa người lái xe và người đi đường. Trái tim trong xe biểu hiện tình yêu và lòng nhân ái, cho thấy sự chân thành và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Điều này thể hiện tinh thần đồng cảm và sẵn lòng chia sẻ, tạo nên một môi trường giao thông an toàn và hòa đồng.
0
1
+5đ tặng
Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe. Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê , điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe ''không kính'', ''không đèn'', ''không mui'', ''thùng xe xước'' qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Những chiếc xe trần trụi ấy vẫn băng ra chiến trường dù mọi thứ trong xe không còn nguyên vẹn chỉ cần vẹn nguyên 1 trái tim người lính - trái tim vì miền nam - thì xe vẫn chạy. . Nghệ thuật đối lập những cái ''không có'' ở bên ngoài là mốt cái ''có” ở bên trong - đó là trái tim người lính. Trái tim thay thế cho mọi thiếu thốn, hợp nhất với người chiến sĩ trở thành một cơ thể sống không gì ngăn cản tàn phá được trái tim chạy bằng xương máu của người chiến sĩ.  Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta không quên được một thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Chiến Nguyễn
04/02 14:50:46
+4đ tặng

Được mệnh danh là ''Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca", Phạm Tiến Duật đã mang cả hào khí thời đại cùng sức trẻ phơi phới của các chiến sĩ quyết chiến ở dãy Trường Sơn vào thơ ca. Tác phẩm “Bài thơ tiểu đội xe không kính” cùng hình ảnh những người lính tự do tự tai, coi thường gian khổ gắn liền với một thời lịch sử oai hùng của dân tộc. Khổ thơ cuối là nơi cảm xúc của tác giả thăng hoa và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả về sự ác liệt của chiến tranh cùng những phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe “không kính”.

Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sử dụng một hình tượng vô cùng độc đáo và mới lạ gợi nhiều liên tưởng thú vị: Những chiếc xe không có kính- đây là phương tiện di chuyển của những người lính khi thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam thân yêu. Hình ảnh những chiếc xe tái hiện với những mất mát, những phá hủy đầy bạo tàn mà chiến tranh mang lại cho dân tộc ta.

Ở khổ thơ cuối cùng, hình ảnh chiếc xe không có kính lại hiện lên và được khắc họa sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe cỏ xước.

Điệp từ “Không” cùng phép liệt kê được sử dụng rất đắt! Một chiếc xe để di chuyển và chở bao nhiêu vật dụng quan trọng lại gần như tất cả những thiết bị cơ bản đã bị chiến trường khốc liệt làm hư hại hết. Dẫu lúc đầu chỉ là một binh đoàn “xe không có kính” nhưng đến câu thơ này thật ra đoàn xe chẳng có gì cả. Không kính, cũng chẳng có mui xe, đèn xe. Chiếc xe tưởng chừng chẳng thể sử dụng, méo mó chẳng còn nguyên vẹn ấy lại được lèo lái qua bao con đường hiểm nguy, chở bao hy vọng của nhân dân, của tổ quốc.

Những người lính bên trong xe lại dường như chẳng hề bị tác động bởi những ngoại lực ấy. Đối nghịch với những bom rơi đạn lạc, với những thiếu thốn, khó khăn, tâm thế của những người lính lại càng sáng ngời. Họ thể hiện một tinh thần bất khuất quật cường, một ý chí mạnh mẽ và một trái tim ngập tràn niềm tin vào một tương lai tương đẹp.

Phải hội tụ tất cả những phẩm chất cao đẹp đó, những người lính mới có thể lái những chiếc xe cũ kỹ, tồn tàn, hư hỏng mọi thứ như vậy băng qua núi rừng Trường Sơn. Chính tinh thần phơi phới đó đã giúp họ giữ vững tay lai, coi thường hiểm nguy để lái từng vòng bánh xe vững chắc.

Nhịp thơ gấp, ngắn tựa như những chặng đường đầy hiểm nguy, gian khó mà họ phải đối mặt. Ấy thế chẳng hề nao núng, chiếc xe vẫn bon bon chạy:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Hai câu thơ trên đã khắc họa sống động hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên những con đường Trường Sơn ác liệt . Âm điệu hoàn toàn trái ngược với hai câu trên, giai điệu vang lên trôi chảy, êm ái. Nghệ thuật tương phản kết hợp với hình ảnh hoán dụ đặc sắc. Trên cái nền bên ngoài chiếc xe là sự hiểm nguy, là cái chết đang rình rập, là sự thiếu thốn, khốn cùng thì bên trong chiếc xe lại là hình ảnh “trái tim”. Hình ảnh hoán dụ, trái tim ý chỉ cho lòng yêu nước sâu sắc cùng tinh thần tự tôn dân tộc nồng cháy trong tim mỗi người lính. Trên những chiếc xe không kính chở đầy những lương thực, thuốc men, đạn dược cần thiết cho cuộc chiến của dân tộc. Vì vậy chiếc xe chạy bon bon đêm ngày trong bom rơi đạn lửa bởi phía trước là miền Nam đang vẫy gọi phía trước.

Kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đặc biệt, góp phần lý giải cho sức mạnh thần kỳ giúp những người lính kiên định vượt qua gian khó. Đồng thời khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe lại đến từ “trái tim” chứa đầy phẩm chất anh hùng gan góc, kiên cường và giàu bản lĩnh.

Ẩn sau trái tim mạnh mẽ cầm lái, câu thơ còn muốn hướng đến một chân lý thời đại: sức mạnh quyết định đến một đất nước có tự do hòa bình, có chiến thắng bao xiềng xích không phải là vũ khí mà là sự đoàn kết của con người. Những con người mang trong mình những trái tim nồng nàn yêu thương cùng ý chí bất khuất, kiên cường dũng cảm và niềm tin đầy lạc quan vào tương lai. Có thể nói đây chính là câu thơ hay nhất của cả tác phẩm. Nó chính là nhãn tự của bài thơ, làm bật sáng toàn bộ chủ đề và giúp khắc họa rõ nét vẻ đẹp của hình tượng nhân vật người lính lái xe không kính trong bài thơ.

Chính trái tim nhỏ bé đó luôn hừng hực cháy một ý chí chiến đấu quên mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính trái tim ấy đã là động lực, cho các anh vượt qua mọi hiểm nguy, vất vả. Mặc kệ tất cả để xe bon bon chạy về phía trước.

Một trái tim yêu nước quả cảm đã đủ mạnh mẽ, thế nhưng đây là lại cả một “tiểu đội” trái tim như vậy, rồi còn bao binh đoàn chưa được nhắc tên là bấy nhiêu trái tim mạnh mẽ. Chính “trái tim” một lòng hướng về tổ quốc ấy đã mang lại thành công vang dội cho kháng chiến.

Hình ảnh người lính trong thơ Phạm Tiến Duật hiên ngang, lẫm liệt cùng những lý tưởng cao đẹp đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ không chỉ phản ánh sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh Việt Nam mà còn ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của những người chiến sĩ lái xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại chi viện cho miền Nam thân yêu. Dù thời gian làm vạn vật đổi thay, nhưng hình ảnh những chiến sĩ Trường Sơn vẫn sẽ sống mãi với bao cảm xúc tự hào về một thời oanh liệt đã qua của dân tộc.

Phong Vũ
dm ông chép cũng sai nữa
1
1
Lê Nhi
04/02 20:12:10
+3đ tặng

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Vẻ đẹp của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn với ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam đã được thể hiện thật hay trong khổ thơ cuối khép lại  Bài thơ về tiểu đội xe không kính tiểu đội xe không kính. Hình ảnh chiếc xe bị bom đạn Mĩ phá đến biến dạng một lần nữa xuất hiện góp phần khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm: Không có kính rồi xe không có đèn – Không có mui xe, thùng xe có xước. Chiến tranh càng ngày càng ác liệt, những chiếc xe “từ trong bom rơi” cũng ngày càng trơ trụi. Điệp ngữ không có được nhắc lại ba lần kết hợp với các hình ảnh liệt kê kính, đèn, mui xe, thùng xe như làm tăng thêm sự biến dạng của những chiếc xe, làm tăng thêm sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Nó vừa là một từ phủ định nhưng lại mang tính khẳng định cho những nguy hiểm cao độ với tính mạng của những người lính lái xe và ranh giới giữa sự sống – cái chết lại càng trở nên mong manh. Thế nhưng, “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”, câu thơ đã phần nào lột tả ý chí chiến đấu vì miền Nam của những người lính lái xe đẩy can đảm. Phó từ “ vẫn” chỉ sự tiếp diễn thể hiện ý chí quyết tâm phi thường của người lính, dù phải chịu bao nguy hiểm, khó khăn, họ cũng không lùi bước. Câu thơ cuối đã lí giải vì sao chiếc xe ngày càng hỏng hóc biến dạng mà vẫn có thể tiếp tục chạy, ấy là vì: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Giữa muôn vàn cái khó khăn, thiếu thốn, cái “không có” của những chiếc xe là một cái “có” đầy ý nghĩa, cái “” đó là trái tim rực lửa, sẵn sàng hi sinh chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của những người lính. Trái tim vừa là hình ảnh hoán dụ để chỉ người lính, vừa là hình ảnh ẩn dụ để chỉ cho những lí tưởng cao đẹp, sống cống hiến hết mình vì nhiệm vụ cao cả với non sông, đất nước của các anh. Hình ảnh trái tim kết hợp với từ “chỉ”, “một” như nhấn mạnh trái tim yêu nước chính là điều quan trọng nhất để người lính hướng về miền Nam phía trước. Ngôn ngữ thơ bình dị, tự nhiên, giọng điệu thơ dí dỏm, ngang tàng đã thể hiện thật hay vẻ đẹp của người lính trên chuyến xe lao ra mặt ra mặt trận, họ mang trong mình truyền thống yêu nước của dân tộc thật đáng yêu quý và cảm phục biết bao!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo