LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định ngôi kể và thể loại của văn bản

CHÚ RÙA THÔNG MINH
        Ngày xưa, ở trên núi Ba Vì có một con hổ rất hung dữ. Mỗi khi bắt được một con vật nào đó thường đùa giỡn làm cho con vật đó khiếp sợ rồi mới ăn thịt. Một hôm, Hổ đang lang thang đi tìm mồi thì nhìn thấy một con Rùa bé nhỏ. Hổ cong đuôi nhảy tới bên cạnh, giơ chân vờn mai Rùa và cất tiếng ồm ồm chế giễu:
Hỡi chú Rùa bé nhỏ, thân hình chú chưa bằng nửa bàn chân của ta, mà cái vỏ chú lại nặng nề thế này thì còn làm ăn gì được. Chú để ta lột cái vỏ này đi cho nhé!
Rùa gặp Hổ thì rất sợ hãi, nhưng khi thấy Hổ không ăn thịt mình liền bình tĩnh và nghĩ ra một kế để lừa hổ. Rùa trả lời rằng:
Bác Hổ ạ, tôi tuy bé nhỏ nhưng trong rừng này tôi đều có thể bắt cả các loài thú vật to lớn hơn tôi để ăn thịt đấy.
Nghe Rùa nói vậy, Hổ lấy làm lạ, liền hỏi lại:
Này, chú đừng nói láo thế. Nếu chú đã ăn thịt được con nào lớn hơn chú thì cũng phải có gì làm bằng chứng chứ.
Rùa ta khạc ngay trong miệng ra một miếng mộc nhĩ mà Rùa thường ăn rồi nói với Hổ:
Bác hãy xem, đây là gan con Voi tôi vừa ăn sáng nay đấy. Tôi bắt được con vật nào cũng chỉ có lá gan là đủ no, chứ không như bác phải ăn cả xương lẫn thịt nhé.
Con Hổ chưa ăn mộc nhĩ bao giờ nên tưởng là gan Voi thật, nó hoảng quá, sợ Rùa cũng sẽ bắt nó ăn gan, liền cong đuôi chạy mất.
(Hổ và các con vật nhỏ bé, 
Truyện ngụ ngôn Việt Nam, trong Thegioicotich.vn)
*Câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1: Xác định ngôi kể và thể loại của văn bản.
Câu 2: Xác định đề tài, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản.
Câu 3: Mỗi khi gặp con vật nào đó, Hổ thường làm gì?
Câu 4: Khi gặp con vật hung dữ như Hổ, Rùa đã thoát nạn bằng cách nào? Qua đó, em có nhận xét gì về Rùa?
Câu 5: Cùng là cuộc đối đầu giữa kẻ yếu và kẻ mạnh, Rùa và Hổ trong truyện ngụ ngôn Việt Nam trên khác gì so với Chiên con và Cáo trong truyện ngụ ngôn của La Phông-ten mà em đã học?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
402
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Ngôi kể trong văn bản là người thứ ba. Thể loại của văn bản là truyện ngụ ngôn.
Câu 2: Đề tài của văn bản là cuộc đối đầu giữa kẻ yếu và kẻ mạnh. Nhân vật chính trong văn bản là Hổ và Rùa. Không gian diễn ra câu chuyện là núi Ba Vì. Thời gian không được đề cập cụ thể trong văn bản.
Câu 3: Mỗi khi gặp con vật nào đó, Hổ thường đùa giỡn và làm con vật đó khiếp sợ trước khi ăn thịt.
Câu 4: Rùa đã thoát nạn bằng cách nói rằng nó có thể bắt được các loài thú vật to lớn hơn để ăn thịt, và chứng minh bằng việc đưa ra một miếng mộc nhĩ làm tin tưởng Hổ. Rùa thông minh và khéo léo trong việc lừa đảo Hổ.
Câu 5: Trong truyện ngụ ngôn Việt Nam, Rùa và Hổ có cách giải quyết vấn đề thông minh và khéo léo hơn. Rùa sử dụng trí tuệ và sự thông minh để lừa đảo Hổ. Trong truyện ngụ ngôn của La Phông-ten, Chiên con và Cáo không sử dụng trí tuệ mà dựa vào sự may mắn để thoát khỏi nguy hiểm.
1
0
Thư Anh Lê
06/02 15:55:13
+5đ tặng
Câu 1: 
- Xác định thể loại: Văn tự sự
- Ngôi kể trong văn bản: Ngôi thứ 3
Câu 2:
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm

- Nhân vật: Hổ, Rùa
Câu 3: Hổ cong đuôi nhảy tới bên cạnh, giơ chân vờn mai Rùa và cất tiếng ồm ồm chế giễu.
Câu 4: - Khi gặp con vật hung dữ như hổ thì rùa đã thoát nạn bằng cách: Rùa đã đánh lừa Hổ bằng cách nói mình có thể ăn thịt các loài vật to lớn hơn “tuy bé nhỏ nhưng trong rừng này tôi đều có thể bắt cả các loài thú vật to lớn hơn tôi để ăn thịt đấy”, và sau đó Rùa lừa Hổ rằng miếng mộc nhĩ là gan một con Voi nó vừa ăn thịt, thấy vậy Hổ sợ quá liền chạy mất. 
- Qua đây em thấy rùa có tính cách rất thông minh, khôn khéo và bình tĩnh xử lí tình huống.
Cây 5: 

 Bài học mà em rút ra được từ câu chuyện này là trí thông minh, khôn ngoan sẽ giúp chúng ta tồn tại tốt trong cuộc sống và tự bảo vệ được bản thân mình. Không cần phải có sức mạnh và tầm vóc to lớn là sẽ bắt nạt được người khác. Dù nhỏ bé mà có trí tuệ thì cũng làm nên chuyện. 

Bài học ấy giúp em nhận thức được mình cần phải trau dồi trí tuệ, thông minh và sự khôn khéo để có thể tự bảo vệ được bản thân, không bị mắc mưu kế của những kẻ có ý đồ xấu. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
gh
06/02 18:53:09
+4đ tặng
1/ ngôi thứ 3, thể loại ngụ ngôn
2/để tài là cuộc đấu giữa kẻ yếu và kẻ mạnh,nhân vật là hổ và rùa, không gian ở núi ba vì,thời gian không cụ thể
3/ Mỗi khi gặp con vật nào đó, Hổ thường đùa giỡn và làm con vật đó khiếp sợ trước khi ăn thịt
4/ Rùa đã thoát nạn bằng cách nói rằng nó có thể bắt được các loài thú vật to lớn hơn để ăn thịt, và chứng minh bằng việc đưa ra một miếng mộc nhĩ làm tin tưởng Hổ. Rùa thông minh và khéo léo trong việc lừa đảo Hổ
5/
Trong truyện ngụ ngôn Việt Nam, Rùa và Hổ có cách giải quyết vấn đề thông minh và khéo léo hơn. Rùa sử dụng trí tuệ và sự thông minh để lừa đảo Hổ. Trong truyện ngụ ngôn của La Phông-ten, Chiên con và Cáo không sử dụng trí tuệ mà dựa vào sự may mắn để thoát khỏi nguy hiểm.
gh
tick điểm+like giúp t aa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư