Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1:biểu cảm
Câu 2:7 chữ
Câu 3:B
Câu 4:A
Câu 5:
Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên: Nỗi đau xót lớn lao và niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ trước sự kiện Bác Hồ qua đời. (0,25 điểm).
- Nỗi đau ấy được diễn tả bằng những từ ngữ, hình ảnh thơ xúc động: (0,75 điểm)
+ Khi nghe tin Bác mất, Tố Hữu đã tìm về ngôi nhà sàn thân yêu của Bác. Nhà thơ không đi nổi mà phải “lần” từng bước vì quá bàng hoàng, đau đớn, không thể tin là Bác đã mất.
+ Trước sự ra đi của Bác, không gian, thiên nhiên như hòa điệu với tâm trạng của con người: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Mọi sự vật xung quanh cũng trở nên hoang vắng như mất hết linh hồn: vườn rau, gốc dừa ướt lạnh, gian phòng lặng yên, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng. Không còn bóng dáng của Người dạo bước bên hồ vào mỗi sớm mai. Vì thế trái bưởi vàng kia, bông hoa nhài kia còn biết ngọt, biết tỏa mùi thơm cho ai nữa. Tất cả đều chìm lắng trong nỗi đau mất mát khôn tả.
+ Nỗi đau này quá lớn khiến nhà thơ không thể tin đó là sự thật nên thảng thốt tự hỏi: Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Câu 6:c/ Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có sự tương phản với nhau: Lòng người thì đau đớn xót xa, còn ở ngoài kia đang là những ngày mùa thu tươi đẹp, bầu trời trong xanh, ánh nắng lung linh chiếu rọi. Miền Nam tràn ngập niềm vui, niềm hy vọng vì những chiến thắng lớn. Nhân dân miền Nam đang mơ đến ngày mở hội toàn thắng để được đón Bác vào thăm, để được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của Người. Sự tương phản giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người gợi bao nỗi day dứt về tính chất phi lí không thể chấp nhận được của sự mất mát. Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự ra đi của Bác càng gợi bao nỗi đau xót nhức nhối tâm can
Câu 7:
BPTT:
++Nhân hóa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
+ Liệt kê: Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa, Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
→ Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ sinh động, sâu sắc, gợi hình gợi tả
+ Đem lại cho người đọc hình ảnh chân thực, thiết tha
Câu 8:Bài thơ như một bài điếu văn để thể hiện sự tiếc nuối trước sự ra đi của Bác. Bác đã đi về nơi vĩnh hằng nhưng những gì bác đã làm cho nước nhà và nhân dân vẫn được đời đời ghi ơn và nhớ mãi. Qua đó còn thể hiện sức mạnh tinh thần đoàn kết to lớn của nhân dân ta khi nhớ tâm nguyện của Bác Hồ, quyết tâm giải phóng miền Nam đất nước thống nhất.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |