Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

CÙNG ÔNG THĂM LÚA(Nguyễn Lãm Thắng)

Cùng ông thăm lúa trên đồng

Cháu vui vui giữa mênh mông đất trời

Bồng bềnh mây trắng êm trôi

Tiếng chim ríu rít gọi mời hân hoan

Cảnh đồng như một biển vàng

Gió đưa lớp lớp hàng hàng sóng lay

Hạt vàng tròn trịa căng đầy

Mùi hương thơm ngát ngất ngây đồng chiều

Theo ông cháu biết bao điều

- Có hạt cơm, phải mất nhiều công lao. Nói gì mà lúa rì rào?

Hình như lúa bảo: - sắp vào mùa vui.

(Nguồn: https://www.thivien.net/)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

Câu 2 (1,5 điểm): Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó?

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ có trong khổ thơ thứ 2.

Câu 4 (2,0 điểm): Bài học có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc xong văn bản là gì
nhớ viết cau trả lời nhé
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
176
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là tu từ.

Câu 2: Văn bản trên thuộc thể thơ tự do. Các căn cứ để xác nhận điều đó là:
- Bài thơ không tuân theo quy tắc về số lượng âm tiết, vần điệu và ngôn ngữ.
- Bài thơ không có sự chia thành các câu thơ, không có sự chia thành các cặp câu thơ.
- Bài thơ không có sự chia thành các đoạn thơ.

Câu 3: Trong khổ thơ thứ 2, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ như:
- Sử dụng từ ngữ tượng trưng: "mây trắng êm trôi", "hạt vàng tròn trịa căng đầy", "mùi hương thơm ngát ngất ngây đồng chiều". Các từ ngữ này giúp tạo ra hình ảnh đẹp và sống động về cảnh đồng lúa.
- Sử dụng từ ngữ hình ảnh: "bồng bềnh mây trắng êm trôi", "tiếng chim ríu rít gọi mời hân hoan". Các từ ngữ này giúp tạo ra âm thanh và hình ảnh sống động trong tâm trí người đọc.
- Sử dụng câu hỏi đối thoại: "Có hạt cơm, phải mất nhiều công lao. Nói gì mà lúa rì rào?", "Hình như lúa bảo: - sắp vào mùa vui". Câu hỏi đối thoại này giúp tạo ra sự tương tác giữa người thơ và người đọc, tạo ra sự gần gũi và thân thiện.

Câu 4: Bài học có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc xong văn bản là công lao và sự kiên nhẫn để có được thành quả. Bài thơ nhắc nhở em rằng để có được hạt cơm, phải mất nhiều công lao và kiên nhẫn.
1
0
Th Vinh
07/02/2024 21:44:58
+5đ tặng

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

-> Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: Biểu cảm

Câu 2: Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó?

-> Văn bản trên thuộc thể thơ: Lục bát

-> Vì có dòng lục 66 tiếng và dòng bát 88 tiếng.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ có trong khổ thơ thứ 2.

"Cánh đồng như một biển vàng
Gió đưa lớp lớp hàng hàng sóng lay
Hạt vàng tròn trịa căng đầy
Mùi hương thơm ngát ngất ngây đồng chiều"

-> Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ

+) So Sánh: So sánh ''Cánh đồng'' như ''Biển vàng''.

=> Giúp sự vật được so sánh trở nên sống động hơn và dễ hình dung hơn.

+) Nhân hóa: Gió ''đưa''. Đưa là hành động của người mà nay lại dùng cho sự vật. 

=> Giúp ''gió'' trở nên sinh động, gần gủi hơn.

+) Ẩn dụ: Dùng từ ngữ ''hạt vàng'' để ẩn dụ cho hạt lúa. 

=> Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho ''hạt lúa'', qua đó cũng như nói lên sự quý giá của hạt lúa.

Câu 4: Bài học có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc xong văn bản là gì?

-> Bài học có ý nghĩa nhất: Giúp em biết quý trọng hạt gạo, mỗi hạt gạo mà mình ăn hằng ngày vô cùng đáng quý. Những người nông dân đã phải chịu biết bao gian khổ mới có được những ''hạt vàng'' cho chúng ta ăn hằng ngày. Vậy cho nên, em cần học cách biết ơn, biết quý trọng và không làm lãng phsi thức ăn, dù chỉ là một chút. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
cừu
07/02/2024 22:11:33
+4đ tặng

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: Biểu cảm

Câu 2:  Văn bản trên thuộc thể thơ: Lục bát. Vì có dòng 6 chữ và 8 chữ xen kẽ nhau

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ có trong khổ thơ thứ 2.

"Cánh đồng như một biển vàng
Gió đưa lớp lớp hàng hàng sóng lay
Hạt vàng tròn trịa căng đầy
Mùi hương thơm ngát ngất ngây đồng chiều"

-> Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ

 - So Sánh: So sánh ''Cánh đồng'' như ''Biển vàng''.

=>Làm nổi bật hình ảnh rộng bao la của cánh đồng

-  Nhân hóa: Gió ''đưa''.

=> Giúp ''gió'' có hành đồng như con người => gần gũi hơn

- Ẩn dụ: Dùng từ ngữ ''hạt vàng'' để ẩn dụ cho hạt lúa. 

=> Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh ''hạt lúa'', qua đó cũng như nói lên sự quý giá của hạt lúa.

Câu 4: 
Khép lại bài thơ là tiếng nói của lúa gửi đến những người lao động: sắp mùa vui rồi. Sau những ngày vất vả sẽ là niềm vui say sưa khi được thu hoạch những hạt vàng của bội thu. Phải có một tình yêu tha thiết với thiên nhiên, phải có sự đồng cảm sâu sắc với người lao động nhà thơ mới viết lên những vần thơ dạt dào cảm xúc như vậy. Vì vậy em phải biết quý trọng thành quả công sưc của người lao động.

-

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×