Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 10
17/02 20:57:07

Cho biết thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực giáo dục

cho biết thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực giáo dục .Tại sao nói giáo dục thời kỳ phong kiến không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
563
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong lịch sử văn minh Đại Việt, giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các trường học được xây dựng, đào tạo các nhà giáo có trình độ cao, viết sách giáo trình, biên soạn chương trình học, và thúc đẩy việc học hành trong xã hội. Nhờ vào sự đầu tư vào giáo dục, Đại Việt đã có được nhiều nhà thông thái, nhà văn, nhà khoa học, và nhà triết học nổi tiếng.

Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, giáo dục thường được coi là đặc quyền của tầng lớp quý tộc và quan lại, trong khi người dân thường dân không có cơ hội tiếp cận giáo dục. Điều này đã tạo ra sự chênh lệch về tri thức và kỹ năng giữa các tầng lớp xã hội, góp phần làm gia tăng sự bất công và không công bằng trong xã hội.

Do đó, việc giáo dục không được phổ cập và không công bằng đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Đại Việt. Với một số người có tri thức và kỹ năng cao, nhưng đa số dân chúng không được hưởng lợi từ giáo dục, dẫn đến sự thiếu hụt về lao động chất lượng và sự phát triển kinh tế chậm trễ. Đồng thời, việc giáo dục không công bằng cũng làm tăng sự bất ổn xã hội và khó khăn trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.
0
0
Thu Giang
17/02 20:57:54
+5đ tặng
  • Những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt:
    • Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền. Năm, 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài. Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa. Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Từ thời Lê sơ, con em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi; hệ thống trường học mở rộng trên cả nước.
    • Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại, nhà nước chính quy hóa việc thi cử để tuyển chọn người tài, thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chúc chính quy.
  • Vai trò của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đối với sự phát triển văn minh Đại Việt: Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trung tâm giáo dục và đào tạo thời trung đại. Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã thực sự trở thành Trung tâm giáo dục cao nhất của nước Đại Việt. Ở đây không chỉ là nơi học tập của các nhà quản lý, lãnh đạo đất nước trong tương lai mà việc giáo dục đã được mở rộng. Trường đã được nâng cấp thành Viện, đứng đầu là quan Thượng thư. Tài liệu dùng trong trường là các kinh điển cao cấp của Nho giáo như: Tứ thư, Ngũ kinh. Nho sinh đến đây học tập để chuẩn bị tham gia các kỳ thi đại khoa giành học vị tiến sĩ – học vị học thuật cao nhất lúc bấy giờ. Vai trò là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước của Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xác lập và khẳng định từ thời Trần, tuy nhiên việc giáo dục và học tập được mở rộng, quy mô nhất vào thời Hậu Lê. Song song với việc mở rộng đối tượng Nho sinh, nâng cao trình độ học tập tại Quốc Tử Giám, triều đình còn áp dụng nhiều chính sách nhằm đề cao việc học tập, biểu dương thành tích của người học và dạy học tại đó. Ngoài việc đào tạo, Quốc Tử Giám còn có nhiệm vụ Bảo cử Giám sinh với triều đình để bổ dụng làm quan. Hàng năm, 4 tháng trọng, các quan ở Quốc Tử Giám tiến hành khảo hạch Giám sinh, đề cử những người trúng cách đề Bộ lại tuyển dụng khi cần. Văn Miếu – Quốc Tử Giám thời Lê Thánh Tông, có thể nói là một trung tâm giáo dục lớn, xứng tầm một trung tâm đào tạo cao cấp của đất nước. Về mặt kiến trúc, trường có đầy đủ cơ sở vật chất của một trường hiện đại thời đó: có giảng đường, hội trường lớn, ký túc xá cho 300 Giám sinh, nhà kho, thư viện. Về giảng dạy, học tập là những giảng viên, các nhà nho đạo đức trong sáng, học vấn uyên thâm; sinh viên là những người “nghiên cứu sinh” đã đỗ thi hương hoặc trúng từ 1 đến 3 kỳ thi hội (tạm coi tương đương tốt nghiệp đại học bây giờ) đến nhà Giám học tập, rèn luyện để tham gia thi hội và thi đình để trở thành tiến sĩ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Linh
17/02 21:02:29
+4đ tặng
Thành tựu khác của văn minh Đại Việt là VIỆC SÁNG TẠO RA HỆ THỐNG KỲ THI CỬ. Hệ thống này đã định hình và phát triển nền giáo dục truyền thống, với việc thi cử đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển chọn quan lại và nhà giáo. Hệ thống thi cử này đã góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển tri thức và văn hóa của Đại Việt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Lịch sử mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo