Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

DE SO 4
PHÂN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có thể nói, Việt Nam là một trong những đất nước sử dụng túi nilon nhiều nhất trên thế giới. Một kết quả
khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây cho thấy, bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử
dụng 223 tủi tháng, tương đương 1 kg túi nilon/hộ/tháng. Như vậy, ước tính có hàng triệu túi nilon được
sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. Và con số này tăng theo từng năm. Túi nilon xuất hiện ở khắp
nơi, từ chợ cho đến siêu thị; cửa hàng tiện lợi, từ cửa hàng bán lẻ cho đến khu trung tâm thương mại,
mua sắm lớn. Chúng "gánh" chức năng chứa đựng đồ vật, thực phẩm, thức ăn... bởi có giá thành rất rẻ,
rất tiện dụng và có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. (...)
Khi đặt ra câu hỏi bạn có biết tác hại của túi nilon đối với môi trường không, chúng tôi đều nhận được
câu trả lời “có”. Thế nhưng rất nhiều người dường như “phớt lờ” và mặc nhiên dùng túi nilon như một
vật dụng khó có thể từ bỏ hoặc thay thế, bởi vô số lý do. Trước tình trạng này, mỗi quốc gia nên có các
chiến dịch và hoạt động kêu gọi sử dụng sản phẩm thay thế túi nilon để giảm thải rác nhựa ra môi trường.
(Trích https://thanhnien.vn/doi-song)
Câu 1 (0,5 điểm): Theo văn bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có một kết quả khảo sát như thế nào về
việc sử dụng túi nilon của mỗi hộ/tháng?
Câu 2 (0,5 điểm): Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Tìm 02 từ đồng âm với từ “năm”. Đặt một câu có chứa cả 2 từ đồng âm vừa tìm được.
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên (trình bày bằng đoạn văn từ 3 – 5
dòng).
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ việc hiểu nội dung văn bản ở trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 6 – 8 câu) trả lời cho câu hỏi: Em cần
phải làm những gì khi đứng trước tình hình môi trường sống đang ngày càng bị ô nhiễm?
Câu 2 (5,0 điểm)
Dựa vào ý của văn bản trong phần đọc hiểu, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy nhập vai là
con sông nơi em sinh sống tự kể về cuộc sống của mình khi bị con người làm cho ô nhiễm nghiêm trọng.
DE SÓ 5
thực hiện các yêu cầu bên dưới:
No.
Date
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
149
1
0
Hồng Anh
18/02/2024 08:40:14
+5đ tặng

Tôi được mọi người gọi là sông Hồng. Có lẽ họ gọi thế vì nước của tôi đỏ màu phù sa. Tôi sinh ra đã lâu lắm rồi, từ ngày xửa ngày xưa. Có lẽ còn sớm hơn cả những truyện cổ tích mà các cô học trò thường được nghe bà kể. Đến nay tôi bao nhiêu tuổi, tôi cũng không thể nhớ được. Tôi là nhân chứng lịch sử của đất nước Việt Nam tươi đẹp này. Có một nhà thơ đã nói rất đúng rằng:

"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!"...

Tôi tự hào là tôi có ích cho đất nước mà các bạn đang sống. Và tôi rất cảm ơn đất nước đãsinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi. Tôi ước ao làm được nhiều việc tốt cho Đất Mẹ của mình, Đất Mẹ Việt Nam yêu quý. Tôi lại cần cù không mệt mỏi quanh năm chờ phù sa bồi đắp thêm cho Đất Mẹ.
Tự ngàn xưa tôi đã bồi đắp nên châu thổ sông Hồng. Do vậy mà người ta ghép tên đồng bằng này với tên tôi để cảm ơn tôi, ghi nhận công lao của tôi. Hằng năm tôi lại đem nước tưới cho đồng bằng thêm màu mỡ. Đất nước này bị nhiều kẻ xâm lược. Tôi nổi sóng cùng với người dân đất Việt đánh đuổi giặc ngoại xâm. Giặc tan, đất nước thanh bình, tôi lại làm công việc muôn thuở của mình. Tôi tạo lập ra mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng bậc nhất ởmiền Bắc Việt Nam. Tàu bè chở sản vật từ rừng qua bao con sông con rồi về đến sông mẹ là tôi, từ đó về tới thành phố, nông thôn. Ngược lại, con người cũng chuyên chở lên miền ngược hàng hóa qua hệ thống sông mẹ sông con chúng tôi. Tôi cung cấp thực phẩm cho con người. Trong lòng tôi có biết bao tôm cá mà có lẽ con người khai thác không bao giờ hết. Các nhà khoa học còn đánh giá rất cao ở việc cân bằng hệ sinh thái đồng bằng sông Hồng. Nghĩa là khi thời tiết quá nắng nóng, trời hanh khô, tôi bốc hơi nước làm dịu không khí lại. Công nghiệp phát triển, biết bao ống khói nhà máy nhả khí độc lên bầu trời, gặp hơi nước chúng tôi sẽ giảm bớt độc hại... Những khi hiền hòa tôi đã là cảm hứng cho bao thisĩ. Được nghe người ta ca ngợi, tôi cũng sung sướng lắm. Nhưng có mấy ai biết về nỗi khổ tâm của tôi....

Người ta bảo niềm vui được chia sẻ sẽ nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ chỉ còn một nửa. Tôi đã kể với các bạn về niềm vui của tôi, quả là thật hạnh phúc. Giờ đây, tôi xin kể với các bạn về nỗi buồn của mình, hi vọng nó chỉ còn một nửa. Các bạn có biết vì sao về mùa lũ lụt tôi hay nổi nóng? Có khi nước dâng lên phá vỡ đê điều rồi trào vào cuốn băng nhà cửa cây cối gây thiệt hại nghiêm trọng. Không phải vì tôi đâu, vì con người đấy. Nguyên nhân chính là người ta chặt phá rừng đầu nguồn quá nhiều. Nước lũ tràn về quá mạnh. Rừng bị chặt phá không giữ nước lại được. Nước cứ dồn về, dồn về, từ suối dồn về sông, từ sông con dồn về sông mẹ. Tôi không đưa kịp nước ra biển. Thế là nước ứ lại, dâng lên. Tôi cũng không hiểu làm sao mà người ta lại còn làm nhà trên thân đê. Thật là nguy hiểm biết chừng nào! Tôi rất đau đớn, khi có người còn dùngthuốc nổ để đánh cá. Cá nhỏ chết, cá to chết. Thật là tai họa! Con người ta khi vô ý thức lại tự chuốc lấy tai họa cho chính mình. Lại có thời gian tôi bị ô nhiễm do con người xả rác thải, nước thải vào lòng tôi hòng nhờ tôi đem rác rưởi ra biển. Thật là phản khoa học.
Các bạn ơi, tôi muốn tâm sự thật nhiều để các bạn hiểu thêm về tôi. Hiểu thêm về tác dụng để khai thác và phát huy những khả năng của tôi, biết thêm về tác hại của tôi để phòng tránh. Còn tôi thật sự tôi không hiểu hết tôi. Tôi lại phải nhờ các bạn đấy. Tôi chúc các bạn lớn lên sẽ trởthành nhà khoa học để nghiên cứu sâu hơn về tôi. Lúc bấy giờ thì tình bạn chúng ta sẽ thắt chặt thêm nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hàa
18/02/2024 08:42:50
+4đ tặng
Câu 1:
Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, mỗi hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng trung bình 223 túi nilon mỗi tháng.
Đây tương đương với 1 kg túi nilon mỗi hộ mỗi tháng.
Số liệu này cho thấy có hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày.
Con số này còn tăng lên theo từng năm, đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế và tiêu dùng của xã hội ngày nay.
Câu 3: Từ đồng âm với từ "năm" là "nắm" và "nấm". Ví dụ câu: "Trong năm nay, tôi đã nắm được cách trồng nấm trong vườn nhà."
Câu 4: Văn bản trên là một cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon gây ra. Nó gợi mở một tình trạng nguy cơ mà chúng ta đang phải đối mặt và cần phải giải quyết. Việc sử dụng túi nilon không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Đồng thời, văn bản cũng khuyến khích sự chung tay của cộng đồng và nhấn mạnh vai trò của các chiến dịch và hoạt động kêu gọi sử dụng sản phẩm thay thế túi nilon để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.





 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×