LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích bài thơ '' con cò '' của Chế Lan Viên

viết bài văn phân tích bài thơ '' con cò '' của Chế Lan Viên
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
127
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Con Cò" của Chế Lan Viên là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam, thường được học sinh học trong chương trình ngữ văn. Bài thơ này nói về hình ảnh của một con cò trắng, một loài chim quen thuộc trong văn hóa Việt Nam.

Ngay từ tiêu đề của bài thơ, Chế Lan Viên đã chọn một chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người Việt, đó là hình ảnh của con cò. Con cò được miêu tả như một hình ảnh thanh cao, tinh khiết và đẹp đẽ. Bằng cách này, tác giả muốn nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên và giá trị của sự trong sáng, trong trắng.

Bài thơ "Con Cò" cũng thể hiện tâm trạng của tác giả về cuộc sống, về những giá trị tinh thần mà con người cần phải trân trọng. Tác giả muốn nhắc nhở độc giả về sự quý giá của tự nhiên, của những giá trị truyền thống và văn hóa.

Ngoài ra, bài thơ còn chứa đựng một thông điệp sâu sắc về tình yêu thương và lòng nhân ái. Con cò trong bài thơ được miêu tả như một biểu tượng của tình yêu thương và lòng nhân ái, khi nó không chỉ sống cho bản thân mình mà còn chăm sóc và bảo vệ những người khác.

Tóm lại, bài thơ "Con Cò" của Chế Lan Viên không chỉ đơn thuần là một bức tranh về hình ảnh của con cò mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, về tình yêu thương và lòng nhân ái. Đó là lý do tại sao bài thơ này vẫn được đánh giá cao và trở thành một tác phẩm kinh điển trong văn học Việt Nam.
1
0
Th Vinh
19/02 20:03:29
+5đ tặng

Khi nhắc đến Chế Lan Viên, người ta sẽ nghĩ ngay đến một nhà thơ giàu chất triết lý. Và tính triết lý đó được thể hiện rõ rệt, sân sắc trong bài thơ "Con cò". Bài thơ "Con cò" được viết bởi nhà thơ Chế Lan Viên vào năm 1962, và được in trong tập "Hoa ngày thường - Chim báo bão" (1967). Bài thơ có nhịp điệu đồng dao, giọng thơ mềm mại, đậm chất dân ca, thể hiện tình yêu thương và ước mơ của người mẹ dành cho đứa con thơ. Có tổng cộng 51 câu thơ tự do, với độ dài câu ngắn nhất là 2 chữ và dài nhất là 8 chữ, được ghép lại thành một chuỗi lời ru trong lành, ngọt ngào.

Trong đoạn thơ đầu tiên, một người mẹ hiền đang ôm con trên tay và ru hát những bài ca như "Con cò bay lả bay la... Con cò mà đi ăn đêm...". Khi nhìn thấy đứa trẻ trên tay mình và nghe lời ru của mẹ, trong lòng mẹ lan tỏa cảm xúc tình thương dâng trào. Mẹ yêu thương con cò trong những câu ca dao đầy lời khổ; mẹ dành cho con nhiều sự chăm sóc và yêu thương. Con được sống trong bầu không khí yên bình, vui tươi và hạnh phúc nhờ tình mẹ.

"Con cò bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ ru

Có cánh cò đang bay

Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò Đồng Đăng"

Các câu thơ mở đầu này đã đưa chúng ta trở lại kỷ niệm hạnh phúc, nơi mẹ đã ôm con yêu trên tay, cho chúng ta cảm giác ấm áp và quen thuộc. Những giọng ru "ầu ơ" truyền thống của bà, của mẹ, là những món ăn tinh thần không thể thiếu trong ký ức của chúng ta từ thời thơ ấu. Trong bản nhạc thơ của mẹ, chúng ta được nghe những giai điệu về quê hương, cánh đồng lúa chín, và các danh lam thắng cảnh của đất nước, để nhớ lại những kỷ niệm đẹp và tình thân yêu của chúng ta.

Nó vừa là tình yêu dành cho quê hương vừa là tấm lòng thương cảm đến những cuộc đời lam lũ, vất vả. Nhưng mẹ không chỉ thương con cò lận đận trong ca dao, mà mẹ còn gửi vào đó bao yêu thương trìu mến dành cho con của mình.

" Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

Con có mẹ, con chơi lại ngủ".

Từ lâu, hình ảnh con cò vốn là biểu tượng cho những người nông dân lam lũ, tần tảo sớm hôm. Ở trong bài thơ này Chế Lan Viên đã gợi nhắc lại một lần nữa sự lam lũ, vất vả của con cò qua các hình ảnh như “con cò ăn đêm, con cò xa tổ, gặp cành mềm, phải xáo măng…”. Từ đó tác giả khéo léo liên hệ đến hình ảnh đứa con thơ ngây được sống trong vòng tay bảo bọc của cha mẹ. Mẹ đã dành cho con tất cả những điều tốt đẹp nhất để con luôn được sống trong yên bình, hạnh phúc, ấm no.

“Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.

Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”

Đoạn văn trên sử dụng điệp ngữ "Ngủ yên", "Con Chưa biết", "con cò" được láy đi láy lại nhiều lần mang đến cho người đọc cảm giác thân quen, thắm thiết. Giúp người đọc thấy được tình yêu nồng ấm của người mẹ đã dành cho con.

Từ lời ru của mẹ, con dần lớn khôn:

"Con khôn lớn, con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân".

Có thể thấy dù là khi còn nhỏ hay lúc trưởng thành, người mẹ luôn đồng hành cùng con, theo bước con đi học. Chế Lan Viên đã thật khéo léo trong việc mượn hình ảnh con cò để nói về sự ấp iu, đùm bọc mà mẹ dành cho đứa con của mình. Rồi cánh cò cũng nâng đỡ bước chân con.

Lời ru của mẹ cùng hình ảnh con cò đã nuôi con khôn lớn, theo bước con trên mọi nẻo đường để rồi nó trở thành cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con, chắp cánh cho những ước mơ của con từ khi còn nhỏ cho tới trưởng thành.

"Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!

Con làm gì? Con làm thi Sĩ

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn".

Điệp ngữ "lớn lên", "con" khiến nhịp thơ nhanh hơn, dồn dập hơn thể hiện niềm háo hức, mong chờ của người mẹ vào tương lai tươi sáng của đứa con. Từ cảm xúc đó, bài thờ chuyển sang những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu xa:

"Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Con mãi yêu con"

Những câu thơ như một lời khẳng định rằng dù có biết bao nhiều vất vả, có trải qua bao nỗi cực khổ thì người mẹ vẫn mãi luôn bên cạnh đứa con của mình. Luôn dõi theo từng bước chân của con, luôn nâng đỡ, bảo vệ con. Xuyên suốt cả bài thờ ta có thể thấy hình tượng trung tâm là hình ảnh con cò trắng lam lũ, vất vả nhưng ẩn sâu bên trong đó là hình ảnh của người mẹ luôn hết mực yêu thương con mình.

"con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ mãi theo con".

Hai câu thơ trên chứa đựng bao tình cảm, bao thiêng liêng. Dù ý nghĩa rõ ràng, cảm xúc trong đó thì vô tận và khó tả. Nó không chỉ đơn thuần là tình cảm giữa mẹ con mà còn thể hiện sự biết ơn sâu sắc của con với mẹ. Đọc bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên khiến ta như được đưa trở lại không gian ca dao dân ca quen thuộc, như được trở về thời thơ ấu và cảm nhận từng hành động yêu thương của mẹ với từng câu, từng chữ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hồng Anh
19/02 20:03:43
+4đ tặng
Từ lâu tình mẫu tử đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao thi gia. Tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy đã đem đến không chỉ cho tác giả mà còn cho cả người đọc biết bao cảm xúc đặc biệt. Nhiều tác phẩm đã viết rất hay, rất tình ở thể loại này và một trong số đó ta không thể không kể đến “Con cò” của Chế Lan Viên.



“Con cò” được Chế Lan Viên sáng tác vào năm 1962 và được in trong tập thơ “Hoa, ngày thường – Chim báo bão”. Bài thơ sử dụng hình ảnh cánh cò quen thuộc trong ca dao để biểu hiện tình thương cao quý và tấm lòng lớn lao, sâu nặng của người mẹ. Trước hết, tác giả đã mở đầu bài thơ bằng những lời thơ nhẹ nhàng, êm ái:



“Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ ru

Có cánh cò đang bay

Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ

Con cò Đồng Đăng”



Những câu thơ gợi cho chúng ta nhớ đến hình ảnh mẹ bồng bế đứa con của mình trên tay quen thuộc và ấm áp. Nó khiến chúng ta nhớ lại lời ru “ầu ơ” của bà, của mẹ - đó là những món ăn tinh thần không thể thiếu từ thuở tấm bé còn thơ. Trong câu hát của mình mẹ đã nhắc đến quê hương, nhắc đến cánh đồng lúa chín, đến những danh lam thắng cảnh của đất nước.



Nó vừa là tình yêu dành cho quê hương vừa là tấm lòng thương cảm đến những cuộc đời lam lũ, vất vả. Nhưng mẹ không chỉ thương con cò lận đận trong ca dao, mà mẹ còn gửi vào đó bao yêu thương trìu mến dành cho con của mình:



“Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”.



Từ lâu, hình ảnh con cò vốn là biểu tượng cho những người nông dân lam lũ, tần tảo sớm hôm. Ở trong bài thơ này Chế Lan Viên đã gợi nhắc lại một lần nữa sự lam lũ, vất vả của con cò qua các hình ảnh như “con cò ăn đêm, con cò xa tổ, gặp cành mềm, phải xáo măng…”. Từ đó tác giả khéo léo liên hệ đến hình ảnh đứa con thơ ngây được sống trong vòng tay bảo bọc của cha mẹ. Mẹ đã dành cho con tất cả những điều tốt đẹp nhất để con luôn được sống trong yên bình, hạnh phúc, ấm no:



“Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.

Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”



Điệp ngữ “ngủ yên”, “con chưa biết”, “con cò” được láy đi láy lại nhiều lần mang đến cho người đọc cảm giác thân quen, thắm thiết. Giúp người đọc thấy được tình yêu nồng ấm mà mẹ dành cho con.



Từ lời ru của mẹ, con dần lớn khôn:

“Con khôn lớn, con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.



Có thể thấy dù là khi còn nhỏ hay lúc trưởng thành, người mẹ luôn đồng hành cùng con, theo bước con đi học. Chế Lan Viên đã thật khéo léo trong việc mượn hình ảnh con cò để nói về sự ấp iu, đùm bọc mà mẹ dành cho đứa con của mình. Rồi cánh cò cũng nâng đỡ bước chân con.



Lời ru của mẹ cùng hình ảnh con cò đã nuôi con khôn lớn, theo bước con trên mọi nẻo đường để rồi nó trở thành cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con, chắp cánh cho những ước mơ của con:



“Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!

Con làm gì?Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn”.



Điệp ngữ “lớn lên”, “con” khiến nhịp thơ nhanh hơn, dồn dập hơn thể hiện niềm háo hức, mong chờ của người mẹ vào tương ai tươi sáng của đứa con. Từ cảm xúc đó, bài thơ chuyển sang những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu xa:



“Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con”



Những câu thơ như một lời khẳng định rằng dù có biết bao nhiêu vất vả, có trải qua bao nỗi cực khổ thì người mẹ vẫn mãi luôn bên cạnh đứa con của mình. Luôn dõi theo từng bước chân của con, luôn nâng đỡ, bảo vệ con. Xuyên suốt cả bài thơ ta có thể thấy hình tượng trung tâm là hình ảnh con cò trắng lam lũ, vất vả nhưng ẩn sâu bên trong đó là hình ảnh của người mẹ luôn hết mực yêu thương con của mình.



“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ mãi theo con”.



Bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu thiêng liêng được gửi gắm hết ở hai câu thơ trên. Ý thơ rõ ràng nhưng cảm xúc trong đó thì lại vô cùng, vô tận. Câu thơ không chỉ đơn thuần muốn nói về tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý mà nó còn hàm ý cả sự biết ơn của người con dành cho mẹ.



Đọc “Con cò” của Chế Lan Viên ta vừa như được sống lại trong không gian ca dao dân ca quen thuộc, vừa như được thấy lại tuổi thơ và đặc biệt là có thể cảm nhận được từng cử chỉ yêu thương của mẹ hiện lên trong từng câu, từng chữ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 1 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư