Đoạn thơ trong bài “Rừng mơ” của tác giả Trần Lê Văn làm rung động lòng người bởi vẻ đẹp của bức tranh rừng mơ thơ mộng và hấp dẫn với việc sẻ dụng từ ngữ hình ảnh, phép tu từ đặc sắc… Với nghệ thuật nhân hóa gợi tả hình ảnh một rừng mơ bạt ngàn, mênh mông bất trận, bao trùm ôm ấp lên ngọn núi, gợi cảm giác gần gũi, thân thiết… Bằng nghệ thuật liên tưởng nhà thơ vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng: màu trắng của hoa hòa vào màu trắng của mây trời tưởng như những đám mây trắng kết động thành muôn hình bông hoa mơ trắng… giúp người đọc cảm nhận khoảng cách giữa. Trời và đất như được thu hẹp, dư vị của đất trời như hòa làm một… Từ láy “ gờn gợn” gợi hình ảnh cơn gió nhẹ nhàng lướt qua rừng mơ buổi chiều đông; gió mang hương thơm của hoa mơ lan tỏa khắp núi rừng “bay gần bay xa” khiến không gian như tràn ngập mùi hương. Từ vẻ đẹp của thiên nhiên rừng mơ người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự gắn bó với quê hương, đất nước của nhà thơ, đồng thời bồi đắp cho người đọc tình yêu và niềm tin niềm tự hào trước vẻ đẹp của quê hương đất nước.