Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận 4 câu thơ cuối của bài Qua đèo ngang có sử dụng đảo ngữ và tu từ

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận4 câu thơ cuối của bài qua deod ngang có sử dụng đảo ngữ và tu từ,giúp mk vs ạ,mai mình cần rồi ạ,xin cảm ơn!
2 trả lời
Hỏi chi tiết
34
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nỗi buồn vương vấn trong lòng
Làm tim đau nhói, nghẹn ngào không thôi
Nhưng rồi cũng sẽ qua thôi
Vì hạnh phúc sẽ đến bên đời.
1
0
Kim Anh
20/02 19:38:43
+5đ tặng

Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước".

Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước". Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.

Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ,có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyên
20/02 19:41:07
+4đ tặng

Đến với bốn câu thơ cuối, của bài "Qua đèo Ngang" ta dường như đắm chìm vào cảm giác cô đơn, hiu quạnh bởi cảnh chiều buồn và cái cảm giác nhớ nhà, nhớ nước của tác giả :

                 " Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

                   Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

                   Dừng chân đứng lại trời non nước

                   Một mảnh tình riêng, ta với ta "

             Đọc đến đây, ta lại đặt cho mình một câu hỏi : " Quái lạ, tại sao tác giả đang đứng trên chính đất nước của mình lại cảm thấy nhớ nước ?" Ta lại tìm đến câu chuyện về vua Thục vì mất nước nên khi chết đã hóa thành con chim quốc, kêu những tiếng " quốc quốc " đau thương. Nhớ nhà vì bà đang nhớ đến quá khứ vàng song, hào hùng nhưng đồng thời cũng thương cho sự lụi tàn của nước nhà lúc bấy giờ. Giữa cái không gian chiều buồn đó, vốn đã buồn nay còn buồn hơn bởi những tiếng kêu của động vật hoang dã này. Điệp từ " quốc quốc " và " gia gia " như khắc khoải vào không gian chiều buồn thẳm. Giữa không gian buồn rộng lớn, tác giả nhỏ bé đối mặt với thiên nhiên bao la. Tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập càng nhấn mạnh thêm cảm giác cô đơn của mình. Bằng cách dùng từ tinh tế, khéo léo, đã " một " rồi còn " mảnh " rồi còn " riêng " hình ảnh người thi sĩ đối mặt với chính mình, giữa không gian đó, tâm trạng đó khiến ta cảm thương biết bao. Chỉ bốn câu thơ ngắn nhưng tác giả đã nói lên hết được tiếng lòng mình và tâm trạng của mình - một người yêu quê hương đất nước tha thiết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo