Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương được sáng tác năm 1976, sau khi đất nước được giải phóng, lăng Bác được hoàn thành và nhà thơ có cơ hội được ra thăm lăng Bác ngay sau đó. Bài thơ thông qua những hinh ảnh ẩn dụ “mặt trời, vầng trăng, tràng hoa” đã nói lên tình cảm yêu thương, kính phục cùng nỗi tiếc thương vô hạn của người con miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với vị lãnh tụ anh minh – Người Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Nhà thơ đã vận dụng khả năng quan sát cũng như sự liên tưởng độc đáo của mình sáng tạo ra những hình ảnh có tính chất tượng trưng sâu sắc để thể hiện phẩm chất cao quý tuyệt vời, cũng như thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng và cả sự tiếc nuối đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thầm kính, lòng biết ơn và xen lẫn nỗi đau xót khi tác giả vào lăng viếng Bác. Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác sau nỗi niềm xúc động:“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Trước lăng Người, nhà thơ cảm nhận hình ảnh lăng Bác với tất cả niềm thành kính:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Một mặt trời thực đi qua trên lăng, là mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, soi sáng cho muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới. Mặt trời của thiên nhiên ngày ngày sáng rõ cả nhân gian thì trong lăng cũng có mặt trời ngày ngày rực đỏ. Từ mặt trời thật ấy, một mặt trời ẩn dụ khác hiện ra trong lăng, rất đỏ. Đối với dân tộc Việt Nam Bác Hồ giống như là một mặt trời mang ánh sáng cho dân tộc Việt Nam, xua tan đi bóng đen nô lệ. Bác nằm trong lăng với ánh sáng đỏ xung quanh như một mặt trời. Điều đó cho thấy Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật. Bác soi sáng đường cho dân tộc ta đi, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giành độc lập của Tổ quốc. Bác giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ, trở thành một con người tự do để bây giờ được hạnh phúc.
Và như thế cũng có thể hiểu mặt trời trong lăng còn vĩ đại hơn mặt trời vẫn ngày ngày đi trên bầu trời cao rộng. Dưới ánh mặt trời, ngày ngày vẫn nối nhau những dòng người đi trong thương nhớ vào lăng viếng Bác.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Dòng người vào lăng viếng Bác đến từ nhiều vùng miền, nhiều dân tộc. Dòng người đang đi đây là đang đi trong cuộc hành trình ngợi ca vinh quang của Bác. Và tràng hoa vinh quang này không phải được kết bằng những bông hoa bình thường như mọi tràng hoa vinh hiển khác trên đời. Tràng hoa đây là một hình ảnh ẩn dụ của tác giả. Mỗi người mang 1 bông hoa của lòng thành kính, yêu thương. Cả dòng người kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng. Hình ảnh tràng hoa đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng, cho sự kính yêu, niềm ngưỡng vọng lãnh tụ. “ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” lại là 1 liên tưởng đẹp và rất sáng tạo thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.
Bước vào trong lăng, nhà thơ càng bồi hồi xúc động trước hình ảnh:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Hình ảnh mặt trời rực rỡ trong lăng được thay bằng một liên tưởng ẩn dụ vầng trăng sáng dịu hiền. Bao quanh giấc ngủ của Bác là một “vầng trăng sáng dịu hiền”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Suốt đời, Bác coi trăng là bạn tri âm, tri kỉ Từ giữa chốn tù đày, đến “cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “nguyên tiêu”…Tuy vậy, Bác chưa bao giờ thảnh thơi để ngắm trăng đúng nghĩa. Khi thì “trong tù không rựơu cũng không hoa”, khi thì “việc quân đang bận”. Chỉ có bây giờ, trong giấc ngủ yên, vầng trăng ấy mới thật sự là vầng trăng yên bình, để Bác nghỉ ngơi và ngắm.. Giờ đây, Bác đã an giấc ngàn thu trăng dịu hiền, soi sáng hình ảnh Bác.
Viếng lăng Bác là lòng thương nhớ không nguôi, lòng kính phục vô hạn của nhà thơ Viễn Phương và của nhân dân ta đối với Bác Hồ. Bài thơ là “một nén hương trầm thơm ngát thành kính dâng lên Bác”, để lại trong trái tim người đọc nhiều dư vang sâu lắng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |