LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ của em về bài "Chiếc bình nứt"

nêu suy nghĩ của em về bài chiếc bình nứt
2 trả lời
Hỏi chi tiết
139
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Em nghĩ rằng bài "Chiếc bình nứt" là một câu chuyện ý nghĩa về sự hoàn thiện và đồng cảm. Dù bình đã bị nứt, nhưng chính những nứt nẻ ấy đã tạo nên vẻ đẹp riêng biệt và đặc biệt cho nó. Đồng thời, câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương và sự chấp nhận lẫn nhau, không cần phải hoàn hảo để được yêu thương và trân trọng. Đó là thông điệp ý nghĩa mà em rút ra từ bài học này.
1
0
Hồng Anh
25/02 15:50:16
+5đ tặng

Con người sinh ra vốn không ai là hoàn hảo. Có người được cái này thì lại mất cái kia mà ngược lại. Thế nhưng, mỗi người chúng ta lại không ngừng dằn vặt vì sự không hoàn hảo ấy của bản thân mình. Câu chuyện Chiếc bình nứt là một tấm gương để những ai thấy mình chưa bao giờ là người hoàn hảo sẽ soi chiếu lại chính bản thân mình.

     Câu chuyện kể rằng ngày xưa ở một làng nọ ở Ấn Độ, một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình. Còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: "Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông… Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra. "Không đâu – ông chủ trả lời – khi đi về người có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía của nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giống hoa phía bên ấy . Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không?".

 

 

      Trong câu chuyện, chiếc bình có vết nứt đã luôn dằn vặt, day dứt vì chính cái vết nứt của bản thân mình đã khiến cho ông chủ không được nhận đủ số nước với công sức của ông. Mặc dù vết nứt ấy đã khiến cho số nước bị vơi đi nhiều khi anh chàng gánh nước về đến nhà. Nhưng, ngược lại, chính vết nứt ấy và chính số nước được chảy ra từ chỗ nứt ấy lại làm được những việc tốt đẹp khác. Đó là tưới cho dãy hoa mà ông chủ đã tròng ở bên đường, khiến cho ngôi nhà của ông trở nên "ấm cúng và duyên dáng hơn". Người chủ đã biết tận dụng vết nứt của chiếc bình để khiến cho nó không những không trở nên vô dụng và lại hoàn toàn có ích, tạo ra được nhiều điều tốt đẹp khác. Vết nứt của chiếc bình là tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Câu chuyện khiến cho mỗi chúng ta suy nghĩ về chính bản thân mình. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời. Nhưng, chúng ta phải biết nhận ra chính giá trị của chính bản thân mình. Đừng như chiếc bình luôn sống trong day dứt và ăn năn. Không phải không hoàn hảo là người vô ích, hãy biến những gì chưa hoàn hảo ấy trở thành có giá trị. Khi đó mỗi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

      Quả thật như vậy, con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy, có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình. Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng.

     Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều người luôn tự nhận mình là người hoàn hảo. Họ không biết được những khiếm khuyết của bản thân mình để học hỏi, để hoàn thiện bản thân. Những người như vậy luôn là những người tự mãn, kiêu căng và ích kỉ. Nếu như họ được khuyên bảo, được đóng góp ý kiến thì họ cũng không sửa đổi vì trong suy nghĩ của bản thân họ luôn thấy mình là những người hoàn hảo. Những kẻ như vậy, thật đáng sợ biết bao.

     Câu chuyện Chiếc bình nứt tuy ngắn, nhưng mang lại cho chúng ta nhiều bài học nhân sinh quan có giá trị. Mỗi người hãy là một chiếc bình có vết nứt, nhưng hãy biến vết nứt ấy có giá trị cho đời. Còn hơn những chiếc bình lành lặn mà tự mãn, ích kỉ, kiêu căng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vinh
25/02 15:51:47
+4đ tặng
Câu chuyện " Chiếc bình nứt" đã mang đến cho chúng ta thấy được rằng cuộc sống của chúng ta không bao giờ hoàn hảo. Lấy hình ảnh chiếc bình nứt để thể hiện cho những thiếu sót, khiếm khuyết những điều chưa hoàn hảo và thiếu sót của mỗi cá nhân trong cuộc sống này. Không ai có thể hoàn hảo được chúng ta hãy tận dụng những điểm khiếm khuyến đó để phát triển bản thân, tạo một thái độ tích cực hơn trong cuộc sống.
Gia Huyy
cám ơn nhìu nhá

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư