Trong văn bản Làng, Kim Lân có viết:
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
| - Liên hệ bản thân...
DE 35:
PHẦN I(6,5 điểm). Trong văn bản Làng, Kim Lân có viết:
“Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như
đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất
tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại...?
(….) “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái
bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ
toàn có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc có đời
nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy.”
1, Nhân vật ông lão trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích diễn tả tâm trạng gì của ông lão? Tâm
trạng đó nảy sinh trong hoàn cảnh nào?
2, Trong đoạn văn, đâu là đối thoại, đâu là độc thoại nội tâm nhân vật? Nêu dấu hiệu
nhận biết lời độc thoại nội tâm.
3, Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng đặt ở cuối câu văn: “Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ
lại...”. Người nói đã vi phạm phương châm HT nào? Chỉ rõ?
4. Với hiểu biết về văn bản Làng, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách T-P-
H, phân tích tâm trạng ông Hai khi biết tin làng mình không “làm điều nhục nhã ấy”. Trong
đoạn văn có sử dụng một lời dẫn gián tiếp và một câu nghi vấn. (gạch chân và chú thích).
"Ichaingit.
PHẦN II (3.5 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc sáng tác năm 1954, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Mình về thành thi xa xôi
Nhà cao, còn nhớ núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
1, Những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng
nhắc nhở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” cùng quá khứ? Nêu tên tác giả bài
thơ đó.
2, Có người nhận xét về tác phẩm đó: Bài thơ như một câu chuyện nhỏ có sự kết hợp
giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hãy chỉ rõ yếu tố tự sự trong bài thơ.
3. Viết một đọn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy bày tỏ suy nghĩ về thái độ sống:
“Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ trẻ ngày nay.
0 Xem trả lời
175