LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải pháp của những lời nói gây tổn thương đến người khác gần gũi với em nhất trong trường

Giải pháp của những lời nói gây tổn thương đến người khác gần gũi với em nhất trong trường
2 trả lời
Hỏi chi tiết
38
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hãy thực hiện các bước sau để giải quyết vấn đề này:

1. Đưa ra lời xin lỗi chân thành: Nếu bạn nhận ra rằng lời nói của mình đã gây tổn thương đến người khác, hãy đứng ra xin lỗi một cách chân thành và thể hiện sự tiếc nuối về hành động của mình.

2. Thể hiện sự thông cảm và sẵn lòng lắng nghe: Hãy lắng nghe những cảm xúc và suy nghĩ của người bị tổn thương mà không phán xét hoặc bào chữa. Thể hiện sự thông cảm và sẵn lòng hỗ trợ họ trong quá trình hồi phục.

3. Học hỏi và thay đổi hành vi: Hãy nhìn nhận và học từ kinh nghiệm của mình, từ đó thay đổi hành vi và cách tiếp xúc với người khác sao cho không gây tổn thương.

4. Tìm sự giúp đỡ từ người khác: Nếu cần, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý để giúp bạn xử lý tình huống và học cách giao tiếp hiệu quả hơn.

5. Duy trì mối quan hệ tôn trọng: Hãy luôn duy trì mối quan hệ tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong trường học để tạo môi trường học tập tích cực và hòa đồng.
1
2
Tiến Dũng
25/02 20:13:15
+5đ tặng

2.1. Cơ sở lí luận

Với trẻ mầm non phụ huynh có quan điểm rằng “Trẻ nhỏ không biết gì – lớn lên rồi uốn nắn”. Tuy nhiên thực tế, trẻ nhỏ có khả năng nhớ rất lâu những điều người lớn nói và làm đúng theo những gì người lớn dạy.

Làm tốt công tác phòng tránh bạo lực ngôn từ cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành nhân cách trẻ. Để trẻ trở thành những công dân tương lai tốt đẹp và giàu tình yêu thương.

2.2. Cơ sở thực tiễn

Trẻ mầm non là những đối tượng dễ bị bạo hành bởi bạo lực ngôn từ nhất. Ở lứa tuổi này hậu quả của bạo lực ngôn từ để lại là vô cùng nghiêm trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tâm sinh lí đứa trẻ. Ảnh hưởng xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mầm non.

Như vậy, bạo lực ngôn từ đang diễn ra làm chết đi sự hồn nhiên, nhu cầu thể hiện bản thân của biết bao đứa trẻ, tạo môi trường sống thụ động, dựa dẫm vào người khác. Đây là vấn nạn đáng báo động cho xã hội hiện đại ngày nay và trong cách giáo dục trẻ ở thời đại mới.

3. Áp dụng biện pháp

3.1. Mô tả biện pháp

- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội về vấn nạn bạo lực ngôn từ tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp đã được áp dụng và đạt hiệu quả cao ở trường mầm non Tân Viên nơi tôi đang công tác:

* Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học an toàn, hạnh phúc cho trẻ

Xây dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ chơi bằng học, học bằng chơi. Từ đó trẻ sẽ hứng thú hơn vào các hoạt động học. Tôi luôn tạo cho trẻ hứng thú khi đến lớp. Bản thân tôi có suy nghĩ để trẻ được hạnh phúc khi đến lớp. Người đầu tiên là giáo viên, vì giáo viên có hạnh phúc khi truyền đạt thông điệp niềm hạnh phúc đến các con thì các con mới cảm thấy hạnh phúc

Tôi luôn phối hợp cùng giáo viên trên lớp xây dựng môi trường hạnh phúc theo từng chủ đề. Tôi luôn tạo mọi cách cho trẻ được tìm tòi – khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực. Tôi luôn trân trọng mọi kết quả mà trẻ tạo ra.

Đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ, nơi đó trẻ được bảo vệ, yêu thương, tôn trọng trong tập thể cũng như mỗi cá nhân và được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, cởi mở, chủ động hơn trong mọi hoạt động

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, đa dạng, phong phú trong trường mầm non góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiết, tự tin giữa giáo viên vơi trẻ và giữa trẻ với nhau. Hơn thế nữa nó được ví như người mẹ thứ 2 trong công tác tổ chức, hướng dẫn nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, qua đó hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

  

             Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp an toàn lành mạnh

Trong quá trình chơi, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau trên cơ sở đó tôi hình thành cho trẻ ngôn từ giao tiếp chuẩn mực để trẻ thực hành, trải nghiệm phát triển ngôn từ trong sáng, lành mạnh và giàu tình yêu thương cho trẻ.

Tôi luôn kích thích tính tích cực chủ động của trẻ bằng ngôn từ chuẩn mực giàu lòng yêu thương tha thiết từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi cho đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tìm cách tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi.

* Giải pháp 2: Giáo viên tuyệt đối không sử dụng những lời nói tiêu cực đối với trẻ.

- Trong giáo dục những lời chỉ trích gay gắt, phỉ báng, doạ nạt không phải là thứ âm thanh êm dịu vậy nó không có lí do nào để tồn tại dù để nguỵ biện cho mục đích giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ lẫn nhân cách.

- Tôi luôn quan niệm mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một thiên tài, yếu tố cần để kích hoạt khả năng trở thành thiên tài là trẻ cần được nuôi dưỡng trong tình thương yêu, trong niềm tin. Hơn ai hết, chính thầy cô, bố mẹ là người sẽ mang đến cho các con môi trường sống tích cực này qua ngôn ngữ.

- Tôi luôn đặt cho bản thân mục tiêu giáo dục “không sử dụng ngôn từ tiêu cực với trẻ”. Trong giao tiếp hàng ngày, trong các hoạt động tôi luôn dẹp bỏ hết các ngôn từ gây tính sát thương đến học sinh, vì hơn bất kì điều gì ngôn từ tiêu cực chính là con dao cứa sâu vào tâm hồn của mỗi đứa trẻ.

- Những câu nói tưởng chừng như vô hại như: sao con lười biếng và dốt quá vậy, con có im đi không?… Đó là những câu nói thường được sử dụng để giáo dục trẻ nhưng chính lời nói đó đã làm trẻ tổn thương nghĩ rằng mình vô dụng, là tội đồ, đồ vô dụng, không được quan tâm,…

- Tôi hạn chế sử dụng những lời nói phê bình, chỉ trích, cấm đoán, mạt sát: sao mày ngu quá vậy, đồ vô tích sự, sao em kém vậy, hay con sai rồi, con hư quá,… Sẽ làm tổn thương và ám ảnh tâm trí trẻ đến suốt đời.

- Từ đó tôi đã luôn dạy trẻ bằng tinh thần động viên, khích lệ, đặt bản thân vào vị trí của trẻ để giáo dục trẻ bằng ngôn từ yêu thương.

* Giải pháp 3: Luôn yêu thương, quan tâm và dành những lời nói tích cực đối với trẻ.

- Bản thân tôi luôn coi trẻ như con của mình, luôn mong muốn trẻ được hạnh phúc, không bị bạo hành, được tôn trọng và phát triển khoẻ mạnh. Tôi luôn dành tình yêu thương đặc biệt đến các con, dạy các con những điều hay, lẽ phải. Giúp các con phân biệt được hành vi đúng sai, lời nói chuẩn mực trong sinh hoạt hàng ngày, đâu là từ nên nói, và từ nào không nên nói.

- Luôn chú ý lắng nghe trẻ nói, dành thời gian để quan tâm đến những thay đổi, hành động của trẻ mỗi ngày qua đó dành cho trẻ những lời khen ngợi cho trẻ khi trẻ làm tốt, hay những động viên, góp ý với trẻ khi trẻ làm chưa tốt bằng những lời khích lệ tích cực.

- Không miệt thị, xa lánh bất kì học sinh nào. Tôi tôn trọng sự khác biệt của từng trẻ, coi trẻ là những chủ thể riêng biệt cần được quan tâm, học tập.

- Tôi luôn sử dụng lời khen, tán thưởng, động viên đúng cách như: Em làm tốt lắm, thử làm lại một lần nữa nào, ráng chút nữa nghe em,… sẽ giúp trẻ có cái nhìn tích cực về giá trị bản thân trước mọi người, là động lực để chúng phấn đấu;

- Chỉ bằng những ngôn từ đơn giản đó là động lực để trẻ phấn đấu, phát huy tích cực sức mạnh bản thân trong học tập từ đó trẻ xây dựng niềm tin vào bản thân, nhận ra giá trị bản thân khi luôn được lắng nghe những ngôn từ tích cực.

- Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: vì sao chúng ta thích phê bình người khác hơn là khen ngợi, vì sao thầy cô hay phê bình hơn khen học sinh,… Từ đó tôi tìm tòi và phát hiện ra lý do đơn giản, trong giao tiếp chúng ta thường lấy kiến thức và kinh nghiệm của mình làm chuẩn để đánh giá và nhận xét. Hơn nữa chúng ta coi thường đời sống tâm lí của trẻ, thiếu sự tôn trọng và cho rằng trẻ không cảm nhận bị xúc phạm với những ngôn ngữ thô bạo. Chính sự hiểu biết hời hợt đó đã vô tình giết chết khả năng sáng tạo và lối tư duy tích cực nơi trẻ, biến chúng trở thành một sinh vật thụ động. Chính vì vậy tôi luôn giành cho trẻ những lời khen, khích lệ, động viên trong mọi hoàn cảnh.

- Những câu nói tưởng trừng như đơn giản: hoan hô, chúc mừng, rất sáng tạo, thú vị lắm, rất chu đáo, thật tuyệt vời, rất ấn tượng,… Hay những cái yeah tay khích lệ khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao khi tôi sử dụng với trẻ tạo cho trẻ lớp tôi một động lực, một khát khao chinh phục, giúp thiết lập và tái tạo môi trường tích cực cho trẻ khi đến lớp.

- Sự lựa chọn khôn ngoan là dùng liệu pháp sử dụng các từ tích cực để giao tiếp với trẻ. Khi thường xuyên nhận được sự đánh giá tích cực hay lời khen ngợi vì một kết quả tốt đẹp, trẻ sẽ luôn có được hình ảnh tích cực về bản thân, có hứng thú và động lực với nhiệm vụ mà người lớn giao phó.

- Như vậy việc sử dụng lời nói tích cực với trẻ là rất cần thiết để phòng tránh bạo lực ngôn từ cho trẻ mầm non.

* Giải pháp 4: Tuyên truyền, tư vấn cho phụ huynh phòng chống bạo lực ngôn từ trong gia đình.

- Để thực hiện tốt có hiệu quả giải pháp này tôi luôn đổi mới, sáng tạo các hình thức, phương pháp tuyên truyền hay đến các bậc phụ huynh:

+ Tôi lựa chọn thời điểm vàng trong ngày để giao lưu, trò chuyện trực tiếp với các bậc phụ huynh về tình trạng sức khoẻ, tình hình sức khoẻ của học sinh.

+ Bên cạnh những thông tin tuyên truyền phổ biến tôi lồng ghép tuyên truyền về bạo lực ngôn từ và những hậu quả của bạo lực ngôn từ để lại cho trẻ em bằng lời nói, ngôn từ, tranh ảnh: Tôi đã xây dựng thành công góc tuyên truyền với nội dung “Bảo vệ trẻ em” nội dung hướng tới là “Bạo lực ngôn từ”.

- Trong các buổi họp phụ huynh của lớp, tôi luôn giành thời gian để trao đổi, lắng nghe phụ huynh chia sẻ về những thay đổi, tính cách, cách giáo dục và mong muốn của học sinh từ đó mạnh dạn tư vấn cho phụ huynh cách nuôi dạy con hiệu quả.

+ Tôi cung cấp kiến thức về bạo lực ngôn từ cho phụ huynh, giải thích cho phụ huynh hiểu được sức mạnh của lời nói với con trẻ là con dao 2 lưỡi hình thành nên một con người tương lai;

+ Tôi đã hướng dẫn phụ huynh sử dụng ngôn từ chuẩn mực mang tính động viên, khích lệ, hạn chế việc sử dụng từ ngữ tiêu cực khi giáo dục trẻ tại nhà;

- Trong giờ đưa đón trẻ hàng ngày tôi luôn làm gương cho phụ huynh bằng những ngôn từ giàu yêu thương và hành động thân thiết gần gũi với trẻ. Nhắc nhở phụ huynh khi thấy có giấu hiệu bạo lực ngôn từ diễn ra.

- Trên trang zalo, facebook lớp tôi thường xuyên chia sẻ phương pháp phòng tránh bạo lực ngôn từ đến phụ huynh, những thay đổi của con khi được sống trong yêu thương làm mục tiêu để phụ huynh phấn đấu.

* Giải pháp 5: Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử trong trường mầm non

- Tôi luôn đặt cho mình tinh thần “kỷ luật thép” để thực hiện tốt những biện pháp phòng tránh bạo lực ngôn từ. Tôi luôn chấp hành nghiêm túc nội quy nhà trường, quy chế chuyên môn của ngành đề ra.

- Vào tháng 9 đầu năm học tôi ký và quyết tâm thực hiện nghiêm túc thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử trong trường mầm non:

+ Tôi thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức viên chức, nhà giáo, người lao động, người học.

+ Luôn thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm, chia sẻ đến người khác

+ Bảo vệ giữ gìn cảnh quan trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện.

+ Tôi luôn sử dụng trang phục thanh lịch, lịch sự phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục.

+ Tôi không hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn trong trường

+ Luôn trung thực không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe doạ, bạo lực với người khác.

+ Đặc biệt tuyệt đối không làm tổn hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.

+ Khi giao tiếp, dạy trẻ tôi luôn dùng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh, mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe, động viên khích lệ học sinh, tích cực phòng chống bạo lực học đường….

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hàa
25/02 20:14:14
+4đ tặng
Cách tiếp cận của em có thể là thảo luận trực tiếp với những người đó, diễn đạt cảm xúc của mình và giải thích tại sao những lời nói đó gây tổn thương. Bằng cách này, họ có thể hiểu được ảnh hưởng của hành động của mình và có thể thay đổi hành vi trong tương lai. Ngoài ra, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người trưởng thành, như giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ sinh viên trong trường cũng có thể giúp em xử lý tình huống này một cách hiệu quả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư