Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ về một bài thơ nào đó

Nêu cảm nghĩ về một bài thơ nào đó
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
60
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Chiếc lá cuối cùng" của nhà thơ Huy Cận là một trong những tác phẩm mà tôi rất ấn tượng. Bài thơ mang đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy tâm trạng. Từng câu thơ được xây dựng một cách tỉ mỉ, tinh tế, khiến cho người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn nhận ra sự phù phiếm, thoáng qua của cuộc sống. Đồng thời, thông điệp về sự tạm bợ, sự trôi chảy của thời gian cũng được thể hiện rõ trong bài thơ này. Tôi tin rằng, bài thơ "Chiếc lá cuối cùng" sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc và khiến họ suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống.
1
0
Tiến Dũng
26/02 22:28:36
+5đ tặng

Đỗ Phủ được mệnh danh là bậc thi thánh trong nền văn học Trung Hoa. Thơ của ông chất chứa một nỗi sầu tâm sự, một tấm lòng nhân đạo bao la đồng cảm, bởi sự thấu hiểu và thương cảm cho những số phận bất hạnh. Cùng viết về đề tài mùa thu, với giọng điệu buồn bã, sầu muôn thuở thì Thu hứng của Đỗ Phủ đã góp thêm một tiếng nói sâu sắc, phong phú cho mùa thu của thiên nhiên.

Bài thơ giống như một khúc ca thu não nề và buồn bã cả một tấm lòng cô đơn:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Có chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.
Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh rừng phong hoang vu, lạnh lẽo, thậm chí điêu tàn và xơ xác. Ngàn núi đều nhuốm màu đau thương, lạnh lẽo, xơ xác đến tàn tạ, những từ láy gợi hình, biểu cảm như “hiu hắt, lác đác” một lần nữa nhấn mạnh vẻ đẹp hoang vu, mênh mông rợn ngợp nơi đây. Đỗ Phủ đã sử dụng thành công những thi liệu cổ điển, hình ảnh ước lệ, nhắc tới mùa thu là nhớ tới rừng phong, hạt móc sương sa. Cả rừng phong và sương đều là những dấu hiệu báo mùa thu ở Trung Quốc. Trước đây, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã sử dụng thi liệu cổ ấy như một biểu tượng cho mùa thu, cho sự xa cách, cô đơn và hoang vu:

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Sương trắng cũng tượng trưng cho mùa thu, cho sự lạnh lẽo. Sương móc sa dày đặc làm xơ xác cả rừng phong. Nét tiêu điều của cảnh vật hiện lên rất rõ qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ, ảm đạm, lạnh lẽo. Bức tranh mùa thu tiếp tục được khắc họa với những nét đặc tả đầy ấn tượng:

Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa

Không gian mênh mông, hoang vu lại được tô đậm bởi hình ảnh sóng gợn lưng trời. Cái cao rộng và sâu hun hút của lòng sông và bầu trời kết hợp tạo cho người đọc cảm giác ngột ngạt, khó thở đến bức bách. Mây đùn cửa ải xa là một cách diễn đạt tinh tế của nhà thơ khi những đám mây đang xâm lấn và bao trùm vạn vật, càng gia tăng sự trống trải, cô đơn. Nếu ở hai câu trên, cảnh sắc nhuốm màu bi thương tàn tạ thì ở đây, cảnh sắc lại có phần vừa hoành tráng vừa dữ dội. Hai cặp câu như bổ xung cho nhau, lột tả được hai nét đặc sắc của phong cảnh vùng Vu sơn, Vu giáp âm u hùng vĩ. Đến những câu thơ tiếp theo, nỗi lòng của nhà thơ càng được bộc lộ rõ nét:

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình quê

Hình ảnh khóm cúc tuôn dòng lệ hay chính là đôi mắt buồn bã cô đơn và xa xăm của nhà thơ đang rơi những giọt lệ. Những giọt lệ của nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, xứ sở giống như những cánh hoa cúc nhỏ thầm lặng. Hình ảnh con thuyền cũng là một biểu tượng quen thuộc trong thi ca cổ. Con thuyền ấy chính là phương tiện chuyên chở cho cái khát vọng được quay trở về quê hương, xứ sở, được đoàn viên hạnh phúc đang chơi vơi trong không gian mênh mông, rợn ngợp của sông nước nơi đây. Nhưng con thuyền ấy cũng chỉ là “cô chu”, con thuyền cô đơn, lẻ loi đơn chiếc một mình trôi dạt, vô định nơi phương trời mà thôi. Câu thơ giống như dòng lệ xót của Đỗ Phủ đang tuôn chảy trên từng từ, từng chữ. Và đến câu thơ cuối, có sự xuất hiện của hình ảnh con người, của âm thanh xôn xao. Nhưng liệu đó có phải là âm thanh tươi vui của sự sống không, hay đó chỉ là một cách để Đỗ Phủ bày tỏ sự buồn bã, thê lương của khung cảnh nơi đây.

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước
Thành bạch chày vang bóng ác tà.

Khí thu lạnh lẽo như nhắc nhở mọi người rằng mùa đông sắp đến, phải chuẩn bị nhanh hơn cho việc may áo ấm. Lúc này, Loạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước chưa yên, chồng con của bao người còn trấn giữ nơi ải xa, nỗi lo còn đó. Trời tối rồi (mộ), không nhìn thấy gì nữa, nhà thơ chỉ nghe thấy tiếng chày đập vải và chạnh lòng nghĩ tới những người lính thú nơi quan ải. Âm thanh của mùa thu may áo vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra nỗi buồn nhớ mênh mang.

Bằng một tâm hồn thu buồn mênh mang, cô đơn, những vần thơ của Đỗ Phủ đã gây ám ảnh, gieo vào tâm trí người đọc cảnh tượng mùa thu buồn, cô đơn và lạnh lẽo. Sự kết hợp tài tình của các từ láy gợi cảm những hình ảnh ẩn dụ, những chất liệu cổ điển và hình ảnh ước lệ, Đỗ Phủ đã một lần nữa mở ra một không gian nghệ thuật đầy thu cho độc giả, một lần nữa góp thêm vào cho bản tình ca mùa thu của văn học một nét riêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Lê Vinh
26/02 22:28:38
+4đ tặng

Bài thơ "Con là" của tác giả y Phương đã đã đem đến cho em niềm rung cảm mãnh liệt và sâu sắc khi lần đầu tiên được biết đến. Tình cảm sâu sắc mà người cha dành tặng cho đứa con của mình - nội dung chính trong tác phẩm này đã khiến em có những trăn trở, suy nghĩ rất nhiều về người cha thân yêu của mình.

Tác giả đã sử dụng những hình ảnh hết sức quen thuộc, gần gũi như: "to bằng trời", "nhỏ bằng hạt vừng", "sợi tóc" để người cha đã định nghĩa sự quan trọng của đứa con đối với bản thân mình - thứ tình cảm to lớn nhưng lại hết sức trìu tượng.

Tại sao tình yêu vô bờ của người cha dành cho con lại được diễn tả qua các cũng bậc cảm xúc: "nỗi buồn", "niềm vui", "hạnh phúc" - những cảm xúc có giá trị vô cùng to lớn đối với cha? Có lẽ kể từ giây phút con chào đời, những cảm xúc trong đời cha đã gắn liền với con, dù cha buồn, vui hay hạnh phúc đều liên quan đến con. Con là niềm vui, là ánh dương soi chiếu cuộc đời, lấp đầy nỗi buồn phiền. Con là động lực để cha cố gắng chăm chỉ làm việc mỗi ngày, là niềm hạnh phúc mỗi khi nhớ về, để cha nở nụ cười trên môi.

Hình ảnh độc đáo như: "trời, hạt vừng, sợi tóc" là hình ảnh được sử dụng đại diện cho những điều rộng lớn, nhỏ bé và mong manh - con là tình yêu to lớn của đời cha những cũng vô cùng bé nhỏ, non nớt, cần sự chăm bẵm, yêu thương.

Và câu thơ gây ấn tượng mạnh nhất là:

Con là sợi giây hạnh phúc
Mảnh hơn sợi tóc
Buộc cuộc đời Cha vào với Mẹ.

Hình ảnh đó khiến cho em cảm nhận được vị trí quan trọng của bản thân trong ngôi nhà -  mỗi người con đều là sợi dây gắn kết thiêng liêng để cha mẹ luôn yêu thương, chở che và gắn bó bền chặt trên đường đời dài lâu nhiều sóng gió, chông gai.

Với em, "Con là..." của Y Phương là áng thơ mang những thông điệp sâu sắc, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu to lớn, thầm lặng của người cha. Qua đó, thôi thúc trong em những suy nghĩ về tình cha con, những việc em phải làm để tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo với đấng sinh thành của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư