Bài thơ Đồng chí của nhà thơ Tố Hữu là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm được viết bằng thể thơ tự do, với các câu thơ ngắn dài khác nhau, giúp tạo nhịp thơ như lời người kể chuyện, tâm tình. Khổ đầu bài thơ Đồng chí là lời giải thích về cơ sở của tình đồng chí, đồng đội - một tình cảm sâu nặng và thiêng liêng không kém tình bạn bè chút nào. Đó là bởi vì những người tính cùng có hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, cùng có lý tưởng đánh đuổi giặc ngoại xâm, cùng sát cánh bên nhau khi làm nhiệm vụ. Chính bởi những nét tương đồng như vậy, mà họ đã gọi nhau là “đồng chí”. Vì lý tưởng, vì tổ quốc, những người lính ấy đã gác lại hạnh phúc riêng tư của mình ở phía sau lưng, để tiến ra tiền tuyên. Họ không chỉ phải đối mặt với kẻ thù tàn bạo, mà còn phải đối mặt với hoàn cảnh sống gian khổ. Nơi rừng hoang, cái rét buốt của gió núi, của sương đêm đã khiến họ phải đau đớn với những cơn sốt run người. Dẫu khó khăn và thiếu thốn đến như vậy, nhưng hoàn cảnh đó cũng không thể đánh bại tinh thần lạc quan của những những người lính trẻ. Bởi họ đã có đồng đội ở cạnh bên, cùng chia sẻ hơi ấm, chia sẻ ước mơ và sự quyết tấm. Chính nhờ có những người đồng chí ấy, mà các anh vượt qua được tất cả để vững tay súng nơi tiền tuyến. Cuối bài thơ, tác giả đã giúp hình ảnh người lính nơi biên giới trở nên thật thi vị với nét miêu tả “đầu súng trăng treo”. Chiếc súng - đồ vật sắc lạnh và trăng tròn - hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp đã song hành với nhau, vừa tương phản lại hòa hợp đến lạ thường. Bài thơ Đồng Chí với các hình ảnh vừa chân thực vừa thi vị đó, đã giúp em cảm nhận được một tình cảm vô cùng trân quý giữa những người lính, đó là tình đồng chí.