Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thói dối trá

viết 1 đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thói dối trá 
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
461
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dối trá là một hành vi không tốt, không chỉ gây tổn thương cho người khác mà còn ảnh hưởng đến bản thân chúng ta. Khi dối trá, chúng ta đánh mất lòng tin và sự tôn trọng từ người khác, làm mất đi sự chân thành và trung thực trong mối quan hệ. Đồng thời, dối trá cũng tạo ra sự căng thẳng và xung đột trong các mối quan hệ, khiến cho mọi người không còn tin tưởng và giao tiếp với nhau một cách chân thành.

Ngoài ra, thói quen dối trá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Khi phải giữ bí mật và che giấu sự thật, chúng ta sẽ cảm thấy căng thẳng, lo lắng và có thể gây ra stress. Việc phải giữ bí mật và không thể thể hiện bản thân một cách chân thực cũng khiến cho chúng ta mất đi sự tự tin và tự giác.

Vì vậy, để có một cuộc sống hạnh phúc và bền vững, chúng ta cần tránh xa thói quen dối trá. Chúng ta cần học cách trung thực và chân thành trong mọi mối quan hệ, đồng thời đặt ra nguyên tắc sống theo lẽ phải, không làm điều gì mà mình không thể chấp nhận được. Chỉ khi đứng trên nền tảng của sự chân thật và trung thực, chúng ta mới có thể xây dựng được một cuộc sống đáng sống và mối quan hệ vững chắc.
1
0
Người Đẹp Zai
01/03 20:51:51
+5đ tặng
Một trong những vấn đề nổi cộm nhận được sự quan tâm của toàn dư luận ngày nay chính là hiện tượng gia tăng tình trạng dối trá ở giới trẻ. Ngày nay, thật không khó để bắt gặp các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi. Khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, các bạn liền nói dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim, chơi game… Nghiêm trọng hơn nữa, có nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình. Như vậy, có thể thấy, tình trạng nói dối ở giới trẻ hiện nay vô cùng phức và xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân của tình trạng này không thể không nhắc đến đầu tiên đó là do chính bản thân mỗi người có suy nghĩ và hành động lệch lạc, vì những thú vui, lợi ích phù phiếm phía trước mà không màng đến những hậu quả phía sau nó. Nguyên nhân khách quan là do các bạn thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ, sự lỏng lẻo của nhà trường mà môi trường xung quanh nhiều người xấu, có thói quen nói dối tác động vào và hình thành thói quen xấu này cho các bạn. Hậu quả của việc nói dối vô cùng khó lường. Các bạn trẻ sẽ dần hình thành tính cách xấu, thói quen nói dối ban đầu là nói dối những điều nhỏ nhặt, sau lớn dần thành nói dối những việc lớn hơn thậm chí là lừa đảo. Khi nói dối, bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Hơn nữa, mỗi người khi nói dối, dù có hối hận cũng không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm. Để khắc phục cũng như sửa chữa “căn bệnh” dối trá, trước hết mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực. Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp. Mỗi con người một hành động nhỏ, cùng chung tay đẩy xa tình trạng nói dối sẽ khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, lan tỏa được những thông điệp tích cực và các bạn trẻ sẽ trở nên hữu ích hơn cho xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tr Hải
01/03 20:51:57
+4đ tặng

Dối trá hay giả dối là một trong những thói xấu mà con người cần phải tránh. Giả dối  là không trung thực, lừa dối người khác, tạo ra cái ảo để gây điều tin tưởng cho người khác nhằm mục đích vụ lợi, làm mất đi chuẩn mực của đạo đức. Vậy đâu là những tác hại nếu như con người có lòng dối trá và tại sao cần loại bỏ nó?  Vì đó là một thói quen rất xấu, một tính nết xấu làm suy đồi về mặt đạo đức của chúng ta. Giả dối sẽ khiến con người bán rẻ sự thật- thứ muôn đời vẫn được đề cao và trân trọng. Đồng thời, nếu dối trá sẽ khiến cho mọi người xung quanh có cái nhìn không tốt về ta. Bản thân sẽ đánh mất sự tin tưởng của người khác vào chính mình. Và tục ngữ cũng đã dạy "Một lần bất tín, vạn sự bất tin". Lòng tin phải được xây dựng trong 1 khoảng thời gian dài và chỉ cần một lời nói dối sẽ phá hủy gần như toàn bộ những gì mà ta đã xây nên. Từ đó, làm mất đi tình cảm quý báu của con người với nhau. Con người sống với nhau nhưng lại luôn hoài nghi, ngờ vực. Để khắc phục được thói dối trá này, cần phải nhận thức được những tác hại của nó. Đồng thời nhận ra ý nghĩa của sự thật, của đức tính trung thực.

0
0
Đỗ Phi Hùng
01/03 20:53:32
+3đ tặng
Một trong những chiếc gai sắc nhọn xuất hiện trong đời thường và làm trái tim đau đớn chính là dối trá. Dối trá là sự thiếu trung thực, nói không thật, không đúng với sự thật nhằm che giấu sự thật hoặc mưu cầu một lợi ích nào đó. Dối trá là không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp. Thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống. Gần gũi nhất là trong lĩnh vực học tập, nhiều học sinh vẫn còn quay cóp trong những lần kiểm tra hay trong các cuộc thi. Ở trường đại học, nhiều sinh viên “đạo văn” luận văn, luận án của người khác khi làm khóa luận tốt nghiệp. Trong lĩnh vực xây dựng, các công trình bị rút ruột, dẫn đến không đảm bảo chất lượng, gây hại đến dân sinh. Trong thể thao, nhiều vận động viên sử dụng doping để nâng cao thành tích. Trong các lĩnh vực xã hội khác, việc “báo cáo láo” đã trở thành một hiện tượng phổ biến, bình thường đến nỗi người dối trá không tự ý thức còn người tiếp nhận không chút ngạc nhiên. Khi thói dối trá không chỉ tồn tại ở một vài cá nhân mà lan rộng ra cả cộng đồng thì quả là một biểu hiện minh xác của sự suy thoái về đạo đức. Ý kiến trên đã nhận định đúng đắn về vấn đề này. Sự dối trá để lại nhiều tác hại nghiêm trọng. Nói dối, làm giả làm suy giảm lòng tin giữa con người với con người, làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất vấn đề. Dối trá làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định, gây ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá. cẩn phân biệt nói dối và sự dối trá, bản chất của chữ “dối” đã là xấu, dối trá lại càng xấu hơn nhưng nói dối thì đôi khi không phải là xấu. Một người mắc bệnh hiểm nghèo nhưng người thân giấu người bệnh nguồn tin ấy cũng là điều tốt; người cha người mẹ nói dối với con cái về sức khỏe của mình cũng là để cho con cái yên tâm công việc mà không phải bận lòng lo lắng. Một xã hội suy thoái đến tận cùng đạo đức chính là một xã hội buông xuôi, thỏa hiệp để cho thói dối trá lên ngôi. Hãy cùng đồng lòng sống trung thực để đẩy lùi thói dối trá.
 
0
0
TSG Tú
01/03 20:54:13
+2đ tặng

Thói dối trá không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn gây ra sự mất mát trong lòng tin và công bằng xã hội. Nó khiến cho mọi người mất đi niềm tin vào nhau và làm suy yếu sự ổn định trong cộng đồng. Đồng thời, thói quen này cũng gây tổn thương cho bản thân, khiến cho tâm trí bị áp lực và tự tin giảm sút. Để xây dựng một xã hội vững mạnh, chúng ta cần tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc của sự trung thực và chân thành. Chỉ khi mọi người thực hiện điều này, chúng ta mới có thể đạt dduwwocj một môi trường sống tích cực và phát trển bền vững 

chúc bạn học tốt

0
0
Thảo Trân Đặng
02/03 20:27:15
+1đ tặng
Nói dối là một cách nói khác đi không đúng với sự thật, không đúng với tâm trạng, suy nghĩ của mình, cố ý che giấu một cái gì đó, thậm chí xuyên tạc, nói chệch đi khiến người nghe phải tin để đạt được mục đích cho mình. Ông cha ta đã cảnh tỉnh rằng trong xã hội không thiếu những kẻ bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao, rồi những hạng người ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa cũng không phải ít trong cuộc đời. Thử đi tìm nguyên nhân của căn bệnh này thì thấy rằng: Do thiếu trung thực, xa thực tế, chỉ muốn cầu lợi, chỉ thích được khen, không muốn bị nhắc nhở, thích được ve vuốt, được tung hô thì ắt có kẻ lợi khẩu uốn éo và khi ấy và khi ấy nói dối trở thành nghệ thuật luồn lách của những kẻ vụ lợi, háo danh. Khi đã quen nói dối và nghe nói dối rồi thì người ta sẽ dửng dưng với tất cả, coi thường tất cả. Cái đáng lo ngại là khi âm hưởng ngọt ngào của nói dối đã trở thành bùa hộ mạng có hiệu quả cho những kẻ bất tài luôn hành xử theo phương châm công thì của tôi, còn tội thì chúng ta. Do đó họ cố tình khai khống, kê khống thành tích, bằng cấp để tô son trát phấn cho mình, để oai với người khác và để... tự huyễn hoặc mình. Báo cáo không trung thực - căn bệnh thành tích này chính là nói dối vậy. Và khi cấp trên lại quan liêu nữa thì quả là một đại họa đối với xã hội. Làm thể nào để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này? Thiết nghĩ, cần phải nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Đồng thời, thực hiện dân chủ sinh hoạt trong cộng đồng. Phê bình phải như một ngọn roi quất vào, gột rửa và hạn chế căn bệnh này. Phải biết tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật. Chẳng hạn, ông huấn luyện viên Alfred Riedl - người có ấn tượng khá sâu đậm đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, trong một lần trả lời Hãng thông tấn Pháp AFP nói: Bóng đá được cấu thành từ các câu lạc bộ. Các vị chủ tịch, các nhà quản lí, các huấn luyện viên và trước hết là các cầu thủ ở các câu lạc bộ cần phải nhìn lại mình trong gương mỗi khi đội tuyển thất bại. Nếu giải vô địch quốc gia tồi, chúng ta chỉ có thể có một đội tuyển quốc gia tồi. Tôi nghĩ rằng đây là một nhận xét chân tình, mặc dù người hâm mộ không mong muốn, nhưng dù sao đó là sự thật mà chúng ta phải bình tĩnh đánh giá - không thể khác được đâu!
Nói dối là một hành động không trung thực, không phản ánh sự thật về tâm trạng và suy nghĩ của mình. Đôi khi, nói dối nhằm che giấu sự thật hoặc biến đổi thông tin để đạt được mục đích cá nhân. Trong xã hội, có nhiều người nói dối để thuận lợi cho bản thân, đôi khi thậm chí là vì ham muốn được khen ngợi và không muốn đối mặt với sự phê bình. Điều này dẫn đến việc nói dối trở thành một hình thức nghệ thuật để đạt được lợi ích riêng. Cây cầu gần như sụp đổ khi sự thất trật trong truyền thông và thông tin trở nên phổ biến, khiến mọi người mất niềm tin vào nhau. Nói dối không chỉ tạo ra sự hiểu lầm mà còn gây hậu quả tiêu cực cho đạo đức cá nhân và xã hội. Để ngăn chặn vấn đề này, chúng ta cần tăng cường tinh thần phê bình và tự phê bình, tôn trọng sự thật và đối mặt với thách thức một cách trung thực. Chỉ khi mọi người biết trân trọng sự trung thực, xã hội mới có thể phát triển và duy trì niềm tin từ cộng đồng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×