Trong tất cả các lễ diễn ra tại Đền Nghè thì phần lễ của lễ hội chọi trâu là quan trọng nhất và được tổ chức quy mô nhất. Bởi lẽ nguồn gốc của lễ hội chọi trâu có liên quan đến thần Điểm Tước. Theo cuốn “Lịch sử người Thăng Long”của Hà Ân viết: “Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tuấn Tàng đến xem hội chọi trâu Đồ Sơn, gặp Kì Vĩ đã cứu Nhượng Vương khỏi nạn cướp mới kết nghĩa huynh đệ” thì họi chọi trâu đã có từ đời Trần.
Lễ hội Chọi Trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Phần lễ của lễ hội chọi trâu được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 6 âm lịch và ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Các vị cao niên trong làng làm lễ tế thần Điểm Tước tại Đền Nghè. Trong đó ngày mùng 9 tháng 8 được coi là ngày chính hội.
Chấn chỉnh, đổi mới công tác tổ chức lễ hộiVề sân thi đấu, Ban tổ chức sẽ tăng cường lắp dựng thêm hàng rào bảo vệ trong sân, xây dựng trại trâu; thành lập hội đồng và tăng cường công tác kiểm tra chất lượng trâu tham gia lễ hội, gia cố đường thoát trâu bằng cọc sắt, thu gọn diện tích sân thi đấu; tập huấn lực lượng bắt trâu, tổ trọng tài điều hành trong sân và hai cổng thoát trâu; quy định số người dắt trâu vào sân thi đấu, vị trí của trọng tài, chủ trâu và trong quá trình thi đấu không có người đứng trong sân; đưa ra các giải pháp xử lý đối với các trâu có biểu hiện bất thường…
Với sự vào cuộc quyết liệt của các nhà khoa học, chuyên gia văn hóa, nhà quản lý… để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị Lễ hội Chọi trâu, người dân và du khách yêu mến lễ hội trên khắp mọi miền đất nước hoàn toàn có thể hy vọng Lễ hội Chọi trâu sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.
Thống nhất tiếp tục tổ chức lễ hộiĐồng quan điểm, GS.TS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia cũng khẳng định, lễ hội chọi trâu có giá trị đặc biệt trong đời sống nhân dân và dù có công nhận hay không, đó vẫn là di sản văn hóa quốc gia. “Đã là di sản văn hoá thì không so bì cao thấp, văn minh hay man rợ, bởi văn hoá có tính vùng miền”. Lễ hội Chọi trâu có trong lịch sử văn hóa dân tộc hàng mấy trăm năm nay, gắn với nhiều tầng nấc huyền thoại, không thể bằng một quyết định là bỏ hay không bỏ. Cần duy trì và phát huy giá trị tốt đẹp của lễ hội này lên”, GS.TS Vũ Minh Giang thẳng thắn chia sẻ.