Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư - một nhà văn mộc mạc và bình dị thôn quê, nhưng qua đó thấy được những cái nhìn sâu sắc và bao dung hơn đối với một kiếp người, với những phận người khốn khổ khác nhau. Trong đó truyên " Ai biểu xấu" của Nguyễn Ngọc Tư cũng mang đến cho chúng ta có một các nhìn về những người không đẹp.
Mở đầu câu chuyện chúng đã thấy được những lời lẽ phê bình, nhận xét của một giám khảo về thí sinh vừa trình diễn xong trong chương trình " Tiếng hát truyền hình". Nhân vật Tôi là một người biết cảm thông, chỉa sẻ với cảm xúc của người khác đã bày tỏ thái độ bất bình trước sự việc giám khảo chế ngoại hình của thí sinh, đặt mình vào thí sinh để hiểu tâm trạng, cảm xúc của họ, tưởng tượng mình là thí sinh để chia sẻ cảm xúc đau đớn nếu bị chê bai, miệt thi về ngoại hình. Không ai sinh ra muốn mình xấu cả, ai cũng luôn muốn đem đến một diện mạo đẹp và hoàn mỹ nhất. Nhưng đó không phải là lỗi của ai cả. Họ đã cố gắng trao dồi điểm mạnh của mình về giọng hát. Tác giả dùng từ văn minh để tạo ra sự tương phản ngầm với lời nói không văn minh của một vị giám khảo.
Những thí sinh nhận được lời nhận xét đó thì gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu. Khi đó nhân vật " tôi" đã có thể cảm nhận và tưởng tượng được họ sẽ " chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu…" Qua đó thấy được nỗi đau tinh thần của người bị tổn thương bởi lời nói thô, thiếu tế nhị, không văn minh.
Nhân vật " tôi" bảy tỏ rõ quan niệm về cái đẹp là của mỗi người từ đó nêu lên suy nghĩ, cảm xúc của mọi người nếu bị miệt thị ngoại hình, sau đó đưa ra lời khuyên cho mọi người trong cách ứng xử để bảo đảm sự tế nhị.
Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn bên trong, Nhân vật xưng “tôi” là người trực tiếp chứng kiến sự việc, trực tiếp bộ lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân vì vậy giúp câu chuyện trở nên chân thực và khách quan hơn. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhân vật tôi là người có suy nghĩ sâu sắc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |